Trong tháng 9 cần giải ngân hơn 5.700 tỷ đồng cho các dự án giao thông

Theo đăng ký kế hoạch giải ngân của các chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án, trong tháng 9/2022 cần giải ngân 5.718 tỷ đồng. Trong đó, có 4.594 tỷ đồng theo kế hoạch đăng ký và 1.124 tỷ đồng chậm kế hoạch.
Trong tháng 9 cần giải ngân hơn 5.700 tỷ đồng cho các dự án giao thông

Theo Vụ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ Giao thông Vận tải), năm 2022, Bộ Giao thông Vận tải được Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước hơn 50.300 tỷ đồng.

Tính đến hết tháng 8/2022, Bộ Giao thông Vận tải đã giải ngân gần 22.100 tỷ đồng, đạt 51,18% kế hoạch đã giao chi tiết và đạt 43,9% kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao.

“Theo đăng ký kế hoạch giải ngân của các chủ đầu tư, Ban quản lý dự án, trong tháng 9/2022 cần giải ngân 5.718 tỷ đồng; trong đó, 4.594 tỷ đồng theo kế hoạch đăng ký và 1.124 tỷ đồng chậm kế hoạch. Dự kiến lũy kế giải ngân hết tháng 9/2022 của Bộ Giao thông Vận tải đạt khoảng 27.812 tỷ đồng, đạt 55,3% kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao”, lãnh đạo Vụ Kế hoạch và Đầu tư thông tin. 

Để đảm bảo kế hoạch giải ngân trong tháng 9 này và những tháng cuối năm, Vụ Kế hoạch - Đầu tư đề nghị các chủ đầu tư, Ban quản lý dự án đẩy mạnh giải ngân tại các dự án có kế hoạch còn lại lớn, đặc biệt tại các dự án trọng điểm và các dự án phải hoàn thành, cơ bản hoàn thành trong năm 2022 như: dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ, các dự án đường sắt cấp bách...

Cùng với đó là các dự án tuyến tránh Long Xuyên, kết nối Tây Nguyên, kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc, tuyến tránh Quốc lộ 1A qua Cà Mau, tuyến tránh phía Đông thành phố Buôn Ma Thuột, tuyến kết nối cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình. 

Vụ Kế hoạch và Đầu tư cho biết thêm, Chính phủ vừa quyết định điều chỉnh giảm 31.396 tỷ đồng vốn đầu tư công trung hạn của Bộ Giao thông Vận tải để chuyển cho Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh, Tp. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương và Long An.

Cụ thể, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký Quyết định số 1012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ sung, điều chỉnh, giao kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 – 2025 cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương (đợt 3).

Theo đó, Chính phủ quyết định điều chỉnh giảm kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021 - 2025 của Bộ Giao thông vận tải là 31.396 tỷ đồng; đồng thời, điều chỉnh tăng tương ứng kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021 - 2025 cho các địa phương, gồm: Hà Nội là 8.400 tỷ đồng, Hưng Yên 3.740 tỷ đồng, Bắc Ninh 2.110 tỷ đồng, Tp. Hồ Chí Minh 10.627 tỷ đồng, Đồng Nai 856 tỷ đồng, Bình Dương 4.266 tỷ đồng và Long An là 1.397 tỷ đồng.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan Trung ương và các địa phương căn cứ kế hoạch đầu tư công trung hạn, danh mục dự án và mức vốn ngân sách được giao thông báo hoặc quyết định giao kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 cho các cơ quan, đơn vị sử dụng chi tiết danh mục dự án và mức vốn ngân sách Trung ương bố trí cho từng dự án, nhiệm vụ, bảo đảm phù hợp theo quy định của pháp luật về đầu tư công.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn các bộ, cơ quan Trung ương và các địa phương triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021- 2025 theo quy định Luật Đầu tư công và Luật Ngân sách nhà nước.

Xem thêm

4 dự án giao thông lớn khởi công trong tháng 8/2022

4 dự án giao thông lớn khởi công trong tháng 8/2022

Cục Quản lý Xây dựng và Chất lượng công trình giao thông (Cục QLXD&CLCTGT - Bộ GTVT) cho biết, tính đến nay, 3/7 dự án đã được phê duyệt dự án đầu tư, gồm: Dự án cải tạo, nâng cấp đường sắt đoạn Hà Nội - Vinh; Cải tạo, nâng cấp đoạn Vinh - Nha Trang; Dự án QL6 tuyến tránh TP Hòa Bình.

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…