Trước ngày lên sàn, Merufa tăng lãi "thần tốc"

Năm 2016, Merufa bất ngờ báo lãi đột biến hơn 32 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng hơn 146% so với cùng kỳ năm ngoái nhờ khoản thu nhập bất thường từ thanh lý tài sản cố định và lãi chuyển nhượng toà
Trước ngày lên sàn, Merufa tăng lãi "thần tốc"

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa ra quyết định chấp thuận đăng ký giao dịch cổ phiếu của CTCP Merufa. Ngày 12/12/2017 CTCP Merufa sẽ chính thức đưa cổ phiếu lên giao dịch trên thị trường UPCoM với mã cổ phiếu MRF, khối lượng 3,67 triệu cổ phiếu.

Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 18.600 đồng/cổ phiếu. Như vậy, Merufa lên sàn với định giá gần 68,4 tỷ đồng.

Hoạt động chủ yếu của Merufa là sản xuất kinh doanh các thiết bị và dụng cụ y tế như bao cao su, găng tay phẫu thuật, các loại nút chai kháng sinh và truyền dịch… Sản phẩm tiêu biểu của công ty là phẩm bao cao su tránh thai chế tạo từ cao su thiên nhiên của Việt Nam.

Đây là nhóm cổ phiếu có ngành nghề kinh doanh khá lạ trên sàn giao dịch chứng khoán. Đáng chú ý, trong báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp được đăng tải gần đây, tốc độ tăng trưởng về lợi nhuận khiến nhiều nhà đầu tư quan tâm.

Theo báo cáo tài chính năm 2015, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty đạt 90 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ 2014. Tuy nhiên lợi nhuận đạt được tăng 2,5 lần với 9,84 tỷ đồng.

Sang năm 2016, công ty bất ngờ báo lãi đột biến hơn 32 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế dù doanh thu không có gì nổi bật, tăng hơn 146% so với cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chỉ 793,7 triệu đồng, trong khi đó, lợi nhuận khác lên tới 31,5 tỷ đồng.

Theo thuyết minh trên BCTC, khoản lãi đột biến có được là nhờ khoản thu nhập bất thường từ thanh lý tài sản cố định và lãi chuyển nhượng toàn bộ 26% vốn góp tại Công ty TNHH Merufa – Nova (chủ đầu tư dự án Newton Phú Nhuận, Tp.Hồ Chí Minh).

Nhờ lãi tăng đột biến, 2016 lãi cơ bản trên cổ phiếu của doanh nghiệp cũng tăng gấp đôi lên 4.406 đồng. Lượng tiền và tương đương tiền của Merufa tăng lên 11,5 tỷ đồng. Đến ngày 31/12/2016 tổng tài sản đơn vị này là 99,6 tỷ đồng.

Thế nhưng năm 2017, Merufa đặt mục tiêu doanh thu tăng nhẹ lên 84 tỷ đồng nhưng lợi nhuận chỉ còn lại vỏn vẹn 2,5 tỷ đồng do không ghi nhận các khoản lợi nhuận ngoài hoạt động kinh doanh chính. Tỷ lệ chia cổ tức giữ nguyên là 12%.

Tính đến ngày 30/9/2017, doanh thu thuần của công ty đạt 57,8 tỷ đồng, đạt 68,6% kế hoạch năm. Lợi nhuận sau thuế lỗ 1,95 tỷ đồng.

Hiện tại, công ty có 5 cổ đông lớn là Tổng công ty Thiết bị y tế Việt Nam là tổ chức đại diện vốn Nhà nước nắm giữ 16,18% cổ phần, Sacombank nắm giữ 6,56%, MBBank nắm 6,04% cổ phần. 2 cổ đông cá nhân là bà Trần Nguyễn Thanh Mai nắm 10,03% và ông Phạm Xuân Mai – Thành viên HĐQT không điều hành nắm 5,05%.

>> Hơn 3,6 triệu cổ phiếu MRF sắp lên sàn UPCoM

Có thể bạn quan tâm

Sabeco chi gần 3.800 tỷ đồng trả cổ tức

Sabeco chi gần 3.800 tỷ đồng trả cổ tức

Trong khi nhiều doanh nghiệp dè dặt thắt chặt dòng tiền, Sabeco lại khiến thị trường xôn xao với kế hoạch chi cổ tức tiền mặt lên tới gần 3.800 tỷ đồng dù kết quả kinh doanh quý I vẫn đang chịu sức ép từ cạnh tranh và chính sách thuế...

Chứng khoán Mỹ trượt giảm, giá dầu tăng vọt 3%

Chứng khoán Mỹ trượt giảm, giá dầu tăng vọt 3%

Chứng khoán Mỹ giảm điểm sau khi Tổng thống Donald Trump đưa ra những phát biểu thiếu chắc chắn về các thỏa thuận thương mại toàn cầu. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng đang thận trọng chờ đợi quyết định lãi suất từ Fed…

Dòng tiền chưa trở lại, VN-Index vẫn phải chờ cú hích từ đàm phán thương mại Việt - Mỹ

Dòng tiền chưa trở lại, VN-Index vẫn phải chờ cú hích từ đàm phán thương mại Việt - Mỹ

Ngày đầu vận hành hệ thống KRX, thị trường chứng khoán Việt Nam bật tăng trong kỳ vọng nâng hạng, nhưng đà phục hồi vẫn thiếu lực khi dòng tiền còn dè dặt và các công ty chứng khoán cho rằng thị trường nhiều khả năng sẽ tiếp tục đi ngang trong ngắn hạn trước khi bước vào xu hướng rõ ràng hơn...

 Vinpearl, TCBS, Hoa Sen và những cuộc chơi tỷ đô

Vinpearl, TCBS, Hoa Sen và những cuộc chơi tỷ đô

Giữa những thách thức của nền kinh tế, các "ông lớn" như Vingroup, Techcombank, Tập đoàn Hoa Sen vẫn đang âm thầm tìm kiếm cơ hội tái cấu trúc và mở rộng hoạt động kinh doanh. Một trong những chiến lược họ nhắm tới chính là IPO các công ty con...