TS. Trần Thị Hồng Minh: Cần tạo cơ chế và động lực thúc đẩy liên kết vùng

Việc phát triển mô hình liên kết kinh tế vùng trong thời điểm hiện nay đã tạo cho Việt Nam nhiều cơ hội và thách thức. Song cũng cần tạo ra nhiều cơ chế và động lực để mô hình liên kết này thực sự có hiệu quả...

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
z4570424869152_b99cc9621ac02fb62cf5233852686bd6.jpg

Sáng 3/8, tại Hà Nội, Tạp chí Kinh Doanh tổ chức diễn đàn: "Liên kết vùng trong phát triển kinh tế - Để phát huy thế mạnh địa phương". Tại diễn đàn, có rất nhiều ý kiến, thảo luận xoay quanh chủ đề này, nhằm nhận diện và tháo gỡ khó khăn, tạo sự chia sẻ, lan tỏa tốt kinh nghiệm của các Ban, ngành trong khâu tổ chức mô hình liên kết vùng.

LIÊN KẾT VÙNG: NHIỀU CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC

Tại diễn đàn, TS Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (Bộ KH&ĐT) nhận định trong thời gian tới, chắc chắn Việt Nam sẽ gặp nhiều cơ hội và thách thức mới trong việc thúc đẩy mô hình liên kết vùng.

Qua việc phân tích tình hình kinh tế-xã hội của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, TS Trần Thị Hồng Minh cho rằng, việc Việt Nam tham gia tích cực vào liên kết khu vực và quốc tế sẽ kéo theo nhiều hình thức liên kết kinh tế mới, kể cả với các đối tác nước ngoài. Qua đó, các địa phương, doanh nghiệp trong nước có thêm cơ hội tham gia vào mạng lưới sản xuất toàn cầu. Điều này sẽ có tác động không nhỏ tới hoạt động phối hợp giữa các chính quyền địa phương trong vùng.

 z4571494589801_37da470915d7d27891ed62f8b0fab502.jpg
TS Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (Bộ KH&ĐT)

Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cũng cho biết, dưới tác động tiêu cực của hội nhập, cùng với đặc điểm nền kinh tế còn phát triển manh mún, sản xuất nhỏ lẻ, thiếu liên kết,… Do đó, đòi hỏi các vùng ở Việt Nam phải có những điều chỉnh thích ứng, đặc biệt là thay đổi về phương thức sản xuất kinh doanh cũ, sản xuất khép kín sang phương thức sản xuất chuỗi liên kết, tận dụng lợi thế nhờ quy mô kinh tế.

Bản thân các doanh nghiệp cũng phải tư duy và chuyển đổi mạnh mẽ hơn, theo hướng tăng cường hợp tác, liên kết với các doanh nghiệp ở các địa phương khác trong vùng. Hội nhập cũng buộc từng địa phương và từng vùng ở Việt Nam phải hiểu rõ thế mạnh, tiềm năng, sự khác biệt của từng vùng, phải có sự sắp xếp, phân công lao động hợp lý trong từng vùng", TS Trần Thị Hồng Minh nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, TS Trần Thị Hồng Minh cũng khuyến nghị các địa phương nên có những cơ chế, cách thức quản lý khác một cách hiệu quả, phù hợp với đặc điểm kinh tế của mỗi vùng, trong bối cảnh khí hậu ngày càng khắc nghiệt hơn.

Thêm vào đó, bối cảnh đại dịch Covid-19 cũng đặt ra thêm khó khăn, thách thức cho việc triển khai chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về thúc đẩy liên kết vùng trong huy động nguồn lực và ngân sách.

Trước những cơ hội và thách thức đó, TS. Trần Thị Hồng Minh nhấn mạnh, vấn đề quan trọng mà Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp, hợp tác xã nói riêng cần làm là tạo cơ chế và động lực cho các chính quyền địa phương trong vùng liên kết với nhau, cùng thực hiện các chính sách, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội ở cấp vùng.

TS. Trần Thị Hồng Minh chia sẻ: “Việc thành lập Hội đồng điều phối cho từng vùng kinh tế - xã hội là một bước đi cần thiết, song chưa đủ. Các địa phương trong vùng cần có động lực để cùng hợp tác, cùng hành động hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở cấp độ vùng, chứ không chỉ là phát triển kinh tế - xã hội ở địa bàn của mình”.

Viện trưởng Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho biết, khi tham mưu Bộ KH&ĐT trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 687/QĐ-TTg ngày 7/6/2022 phê duyệt Đề án Phát triển kinh tế tuần hoàn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cũng tham mưu cần lồng ghép tư duy phát triển kinh tế tuần hoàn vào chính sách, dự án liên kết vùng.

LIÊN KẾT VÙNG - CHÌA KHÓA GIÚP ĐỊA PHƯƠNG "CẤT CÁNH"

Nhìn từ góc độ thị trường trong nước, các cơ chế chính sách về liên kết vùng đã đạt được những kết quả như: Đẩy mạnh kết nối cung cầu thông qua các Chương trình, Đề án cấp quốc gia và địa phương; Tổ chức triển khai tốt các quy hoạch về hạ tầng thương mại; Lồng ghép liên kết vùng phát triển thị trường nội địa trong các lĩnh vực, Chương trình hợp tác phát triển kinh tế - xã hội khác.

z4571495979449_5f2233ea11a2076d0e701f8613ae3cbc.jpg
Ông Hoàng Anh Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước (Bộ Công Thương)

Do đó, tại diễn đàn, ông Hoàng Anh Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước (Bộ Công Thương) đã đưa ra nhiều các giải pháp tích cực giúp thúc đẩy mô hình liên kết vùng.

Ông Tuấn nhấn mạnh: "Cần có chính sách hỗ trợ các đơn vị, hợp tác xã để quảng bá thương hiệu, sản phẩm hàng hóa được sản xuất đến người tiêu dùng, các đơn vị phân phối để biết đến, ưu tiên lựa chọn, kết nối, tiêu thụ, từng bước chiếm lĩnh và đứng vững trên thị trường nội địa, hỗ trợ đưa hàng vào kênh phân phối nước ngoài và xuất khẩu hàng hóa lợi thế sang thị trường các nước thông qua một số kênh phân phối nước ngoài hoạt động tại Việt Nam".

Thực tế, liên kết vùng đã giúp rất nhiều sản phẩm, nông sản, đặc sản của các vùng, miền nâng cao giá trị trên thị trường.

z4571491700987_6ce905de1d03f2bf0175058649f51c14.jpg
Bà Lê Thị Tâm, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh Ninh Bình

Bà Lê Thị Tâm, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh Ninh Bình cho biết: "Hiện, tỉnh Ninh Bình có khoảng 60 mô hình liên hiệp xã có sản phẩm sản xuất theo chuỗi giá trị. Tỉnh Ninh Bình cũng đang phối hợp, ký kết với các tỉnh có sản phẩm cần liên kết như Hải Dương, Bắc Giang và cụm các tỉnh đồng bằng sông Hồng... để tạo sự phân công trách nhiệm rõ ràng trong liên kết, đặc biệt giúp các hợp tác xã tìm được các đối tác từ vùng nguyên liệu đến tiêu thụ sản phẩm."

Phấn khởi trước những hiệu quả mà mô hình liên kết vùng của tỉnh nhà đã đạt được, bà Lê Thị Tâm tự hào: "Trong thời gian vừa qua, chúng tôi đã có một số chuỗi có hiệu quả, đủ mạnh để tham gia và liên kết với các chuỗi giá trị từ khâu sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm. Điển hình như hợp tác xã Sinh Dược đã tạo liên kết để tạo ra vùng nguyên liệu, dược liệu, đi vào chế biến sâu và tạo ra các sản phẩm, xây dựng thương hiệu trên thị trường. Một năm doanh thu có thể đạt hơn 30 tỷ đồng".

Thực chất, khi bàn về tính liên kết, ông cha ta thường nói “ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn”, “muốn đi xa phải đi cùng nhau”. Nếu có sự liên kết vùng một cách thực chất và hiệu quả hơn thì kinh tế của các địa phương sẽ “cất cánh”, từ đó đời sống bà con nông dân giàu mạnh, và chính các chủ thể là hợp tác xã, doanh nghiệp cũng lớn mạnh hơn.

Có thể bạn quan tâm