Tuần qua, khối ngoại mua ròng mạnh PLX và GAS

Cùng với giao dịch thị trường khởi sắc, nhà đầu tư nước ngoài cũng có đóng góp khi duy trì trạng thái mua ròng khá tích cực. Tuần qua, khối này tiếp tục gom mạnh cổ phiếu lớn và mua ròng với tổng giá
Tuần qua, khối ngoại mua ròng mạnh PLX và GAS

Trên sàn HOSE, khối ngoại thực hiện 5 phiên mua ròng liên tiếp. Tổng cộng, khối ngoại đã mua ròng 7,98 triệu đơn vị, trong khi tuần trước bán ròng 4,07 triệu đơn vị. Tổng giá trị mua ròng tương ứng 408,2 tỷ đồng, giảm 15,53% so với tuần trước.

Cụ thể, khối này đã mua vào 57,33 triệu đơn vị, giá trị 2.164,7 tỷ đồng (giảm 34,97% về lượng và 35% về giá trị so với tuần trước đó) và bán ra 49,35 triệu đơn vị, giá trị 1.756,5 tỷ đồng (giảm 46,49% về lượng và 38,37% về giá trị so với tuần trước).

Trong khi đó, trên sàn HNX, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 3 phiên và 2 phiên mua ròng nhẹ. Tổng cộng, khối ngoại đã bán ròng 2,87 triệu đơn vị, với tổng giá trị tương ứng 26,12 tỷ đồng, tăng mạnh 67,37% về lượng nhưng giảm 26,12% về giá trị so với tuần trước.

Trong đó, khối này đã mua vào với khối lượng 3,27 triệu đơn vị, giá trị 50,19 tỷ đồng (giảm mạnh 64,77% về lượng và 56,57% về giá trị so với tuần trước) và bán ra 6,13 triệu đơn vị, giá trị 76,31 tỷ đồng (giảm 44,19% về lượng và 54,62% so với tuần trước).

Trên sàn UPCoM, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 5 phiên liên tiếp. Tổng cộng, khối ngoại đã mua ròng đạt 841.148 đơn vị với tổng giá trị tương ứng 39,2 tỷ đồng, tăng 19,93% về lượng và tăng hơn 53% về giá trị so với tuần trước đó.

Trong đó, khối này đã mua vào 2,37 triệu đơn vị, giá trị 104,41 tỷ đồng (giảm 40,47% về lượng và 45,3% về giá trị so với tuần trước) và bán ra 1,53 triệu đơn vị, giá trị 65,21 tỷ đồng (giảm 53,39% về lượng và 60,54% về giá trị so với tuần trước đó).

Tổng cộng trên cả 3 sàn, khối ngoại đã mua ròng 11,84 triệu đơn vị, trong khi tuần trước bán ròng 5,08 triệu đơn vị. Tổng giá trị mua ròng tương ứng 421,28 tỷ đồng, giảm nhẹ 7,67% so với tuần trước.

Nhìn lại diễn biến mua bán tuần qua:

Trên sàn HOSE, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng mạnh nhất PLX về giá trị với 133,85 tỷ đồng, tương ứng khối lượng mua ròng 1,97 triệu đơn vị.

Đứng ở vị trí tiếp theo, GAS được mua ròng 87,86 tỷ đồng (1,52 triệu đơn vị).

Xét về khối lượng, STB vẫn là cổ phiếu dẫn đầu danh mục mua ròng với 3,49 triệu đơn vị, giá trị mua ròng tương ứng 50,48 tỷ đồng.

Ở chiều ngược lại, khối ngoại bán ròng mạnh nhất VJC về giá trị đạt 57,11 tỷ đồng, tương ứng khối lượng 453.950 đơn vị. Tuy nhiên, DXG là cổ phiếu dẫn đầu danh mục mua ròng mạnh về khối lượng với hơn 2,2 triệu đơn vị, giá trị tương ứng 38,8 tỷ đồng.

Tiếp đó, HT1 được mua ròng 1,3 triệu đơn vị, giá trị 29,66 tỷ đồng và MSN được mua ròng 703.020 đơn vị, giá trị 29,63 tỷ đồng.

Trên sàn HNX, khối ngoại tiếp tục mua ròng mạnh nhất cổ phiếu HUT với 706.400 đơn vị, giá trị tương ứng 8,94 tỷ đồng.

Tiếp đó, VGC được mua ròng 282.230 đơn vị, giá trị 5,57 tỷ đồng và CEO được mua ròng 202.900 đơn vị, giá trị 2,28 tỷ đồng.

Trong khi đó, SHB là cổ phiếu bị bán ròng mạnh nhất, với khối lượng bán ròng đạt 2,79 triệu cổ phiếu, giá trị tương ứng 21,5 tỷ đồng.

Đứng ở vị trí thứ 2 là PVS bị bán ròng 1,19 triệu cổ phiếu, giá trị 19,85 tỷ đồng.

Theo T.Thúy/ ĐTCK

>> Petrolimex trả cổ tức 15% bằng một loại "cổ phiếu lạ"

Có thể bạn quan tâm

Dự báo lợi nhuận quý 1/2025: Ngành dầu khí 'tụt dốc'

Dự báo lợi nhuận quý 1/2025: Ngành dầu khí 'tụt dốc'

Lợi nhuận ngành dầu khí quý 1/2025 dự báo giảm mạnh 27% do giá dầu lao dốc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các doanh nghiệp trong ngành. Tuy nhiên, PVS và PVT được đánh giá là hai điểm sáng nhờ triển vọng tăng trưởng từ các dự án quan trọng...

Tổng hợp lịch đại hội cổ đông 2025 của các công ty chứng khoán

Tổng hợp lịch đại hội cổ đông 2025 của các công ty chứng khoán

Mùa Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 của các công ty chứng khoán đang đến gần, với nhiều kế hoạch kinh doanh tham vọng được công bố. Những con số ấn tượng về doanh thu và lợi nhuận phản ánh kỳ vọng hồi phục mạnh mẽ sau một năm đầy biến động...

Việt Nam lên hạng chứng khoán: Lợi cả trăm bề

Việt Nam lên hạng chứng khoán: Lợi cả trăm bề

Khi thời điểm công bố báo cáo giữa kỳ của FTSE Russell về kết quả xếp hạng thị trường đang đến gần, thị trường đang xôn xao trở lại về khả năng Việt Nam được nâng hạng từ thị trường "cận biên" lên thị trường "mới nổi" trong năm 2025...

Thị trường phân hóa, áp lực điều chỉnh gia tăng

Thị trường phân hóa, áp lực điều chỉnh gia tăng

VN-Index điều chỉnh sau chuỗi tăng mạnh, kết phiên ngày 26/3 giảm 5,83 điểm xuống 1.326 điểm, VN30 giảm 7,32 điểm còn 1.381 điểm. Thị trường phân hóa rõ nét, thanh khoản giảm, khối ngoại tiếp tục bán ròng 515 tỷ đồng, trong khi các chuyên gia khuyến nghị thận trọng và ưu tiên quản trị rủi ro...