Tỷ lệ nợ xấu ngành ngân hàng giảm về 2,8%

Hệ thống các tổ chức tín dụng đã xử lý được khoảng 95 nghìn tỷ đồng nợ xấu trong năm 2016, kéo giảm tỷ lệ nợ xấu từ 2,9% năm trước xuống còn 2,8% cuối năm nay.
Tỷ lệ nợ xấu ngành ngân hàng giảm về 2,8%

Nợ xấu vẫn tồn ở VAMC hơn 224 nghìn tỷ đồng chưa xử lý được 

Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia cho biết, chất lượng tín dụng của hệ thống năm 2016 được cải thiện nhẹ, dự phòng rủi ro tăng lên và lãi dự thu tiếp tục là một điểm được lưu ý.

Theo đó, hệ thống ngân hàng đã xử lý khoảng 95 nghìn tỷ đồng nợ xấu, bao gồm: xử lý qua thu hồi nợ, bán tài sản bảo đảm chiếm khoảng 52,6% tổng giá trị nợ xấu được xử lý, bằng nguồn dự phòng rủi ro chiếm 26,6%, bán nợ cho VAMC chiếm 21%.

Số liệu báo cáo của các tổ chức tín dụng, tỷ lệ nợ xấu bình quân toàn hệ thống đến cuối năm 2016 ước tính giảm nhẹ về mức 2,8% dư nợ.

Tuy vậy, theo Ủy ban Giám sát đánh giá, nợ xấu chờ xử lý (nợ bán cho VAMC) và nợ xấu tiềm ẩn trong tái cơ cấu vẫn lớn, trong đó VAMC đang “ôm” khoảng 224 nghìn tỷ đồng (chiếm 85% nợ xấu bán cho công ty này) vẫn chưa được xử lý, chiếm tới 4,3% tổng quy mô tín dụng.

Trước đó, liên quan đến vấn đề xử lý nợ xấu ngân hàng, IMF cũng nhận định rằng “có một vài tài sản khá nhức đầu” trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, nhưng bao nhiêu cần phân loại đánh giá cụ thể, rõ ràng hơn để có phương hướng xử lý và giải quyết.

Năm 2016, số dự phòng rủi ro tín dụng của hệ thống ước tăng khoảng 11,9% so với cuối năm 2015 (năm 2015 tăng 5,4%); dự phòng rủi ro cụ thể tăng 24,9%, cao hơn so với cùng kỳ 2015 (11,9%); tỷ lệ dự phòng rủi ro cụ thể/nợ xấu báo cáo là 57,2%.

Do dự phòng trích lập lớn, nhất là trích cho các nợ xấu cũ nên lợi nhuận ngân hàng bị “co hẹp” trong 5 năm gần dây. Theo ông Trương Văn Phước, Phó chủ tịch UBGSTC quốc gia, lợi nhuận năm 2016 ngành ngân hàng bật tăng trở lại ở mức tăng khoảng 10%, đạt khoảng 40.000 tỷ đồng dù đã phải trừ đi 70.000 tỷ đồng để trích lập dự phòng rủi ro nợ xấu.

Uỷ ban tiếp tục lưu ý về khoản lãi dự thu gia tăng, đặc biệt ở một số tổ chức tín dụng yếu kém. Năm 2016, lãi dự thu tiếp tục tăng khoảng 19% so với cuối năm 2015; tỷ lệ lãi dự thu/dư nợ là 2,9% (năm 2015 là 2,8%, năm 2012 là 2,4%).

 Mai Lan

>> Cuộc chiến thu hồi nợ: Khi ngân hàng chỉ là “vai thứ chính”… 

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...