UBCK làm rõ quy định về việc room ngoại tại Vinaconex về 0%

Trước sự băn khoăn của công chúng về tỷ lệ sở hữu tối đa của nhà đầu tư nước ngoài tại Vinaconex, theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa tại VCG thay đổi song song với thay đ
UBCK làm rõ quy định về việc room ngoại tại Vinaconex về 0%

Giai đoạn 1, trước khi Nghị định 60/2015/NĐ-CP có hiệu lực (ngày 1/9/2015), tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại VCG là 49% (căn cứ vào Điều 1, Quyết định 238/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: tổ chức, cá nhân nước ngoài mua, bán chứng khoán trên TTCK Việt Nam được nắm giữ tối đa 49% tổng số cổ phiếu niêm yết, đăng ký giao dịch).

Tiếp đó, Quyết định 55/2009/QĐ-TTg thay thế Quyết định 238/2005 cho phép nhà đầu tư nước ngoài mua, bán chứng khoán trên TTCK Việt Nam được nắm giữ tối đa 49% tổng số cổ phiếu của công ty cổ phần đại chúng (khoản 1, Điều 2).

Giai đoạn 2, sau khi Nghị định 60/2015/NĐ-CP có hiệu lực (ngày 1/9/2015), theo Điều 2a Nghị định này, tỷ lệ sở hữu tại công ty đại chúng thực hiện theo điều ước quốc tế và pháp luật chuyên ngành. Trường hợp công ty đại chúng hoạt động đa ngành, nghề, có quy định khác nhau về tỷ lệ sở hữu nước ngoài, thì tỷ lệ sở hữu nước ngoài không vượt quá mức thấp nhất trong các ngành, nghề (mà công ty đó hoạt động) có quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài.

Trong Thông tư 123/2015/TT-BTC hướng dẫn hoạt động đầu tư nước ngoài trên TTCK Việt Nam có quy định, công ty đại chúng có trách nhiệm xác định ngành, nghề đầu tư kinh doanh và tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa tại công ty.

Danh mục về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; tỷ lệ sở hữu nước ngoài đối với từng ngành, nghề đầu tư kinh doanh (nếu có) thực hiện theo điều ước quốc tế, quy định pháp luật đầu tư, pháp luật doanh nghiệp và các quy định pháp luật khác có liên quan.

Tuy nhiên, Thông tư 123 không quy định cụ thể thời hạn doanh nghiệp phải xác định tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa. Do đó, tương tự VCG, các công ty đại chúng chưa xác định tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa theo ngành nghề kinh doanh vẫn được Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam chốt sở hữu nước ngoài tối đa ở mức 49% (như giai đoạn trước đây).

Tại VCG, do cổ đông SCIC và Viettel muốn thoái vốn nên mới đây, VCG đã đề nghị UBCK hướng dẫn chốt tỷ lệ sở hữu nước ngoài trước khi SCIC thực hiện thoái vốn. Cơ sở để thực hiện chốt room được căn cứ vào Nghị định 60/2015/NĐ-CP.

Dựa trên thông báo của VCG về sở hữu nước ngoài tối đa là 0% (do Công ty có ngành bán buôn thuốc lá và bán xăng dầu, xuất khẩu lao động), UBCK đã có Công văn số 7521/UBCK-PTTT ngày 8/11/2018 xác nhận tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa tại VCG là 0%.

Hiện nay, VCG đã có sở hữu nước ngoài thực tế là gần 11%, cao hơn so với mức quy định của pháp luật (0%). Căn cứ theo Khoản 4, Điều 11, Thông tư 123 thì Công ty phải bảo đảm không làm tăng tiếp sở hữu này bằng cách nhà đầu tư nước ngoài không được tiếp tục mua vào cổ phiếu VCG.

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...