UOB mở rộng quy mô tại ASEAN sau khi mua lại mảng ngân hàng tiêu dùng của Citigroup

Thương vụ đã củng cố thêm sức mạnh cho UOB trong khu vực, giúp ngân hàng nắm bắt các cơ hội xuyên biên giới và đón đầu các dòng tài sản với sự hiện diện rộng khắp khu vực...
ngân hàng tiêu dùng

Việc UOB mua lại mảng ngân hàng tiêu dùng của Citigroup tại bốn thị trường chính của ASEAN đã thúc đẩy đáng kể hoạt động kinh doanh ngân hàng bán lẻ của ngân hàng, đồng thời mở ra cơ hội cho các khách hàng trong khu vực được hưởng lợi nhiều đặc quyền phù hợp với lối sống và nhu cầu cá nhân của họ thông qua quan hệ đối tác với các thương hiệu nổi tiếng trong nước và trên toàn cầu.

Tính đến 31/3, thương vụ UOB hoàn tất việc mua lại các mảng kinh doanh ngân hàng tiêu dùng của Citigroup tại Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam đã nâng số lượng khách hàng bán lẻ trong khu vực của ngân hàng vượt qua con số 7 triệu và mạng lưới chi nhánh lên tới 15 địa điểm. 

"Quyết định mang tính bước ngoặt của chúng tôi trong thời kỳ đại dịch khi mua lại mảng kinh doanh tiêu dùng của Citigroup tại bốn thị trường ASEAN đã được chứng minh là quyết định rất kịp thời, giúp chúng tôi nắm bắt tốt thời điểm mà hoạt động chi tiêu của người tiêu dùng phục hồi sau khi các nền kinh tế trên toàn thế giới mở cửa trở lại sau đại dịch Covid", bà Jacquelyn Tan, Giám đốc Khối Dịch vụ Tài chính Cá nhân, UOB cho biết.

Trong quý đầu tiên của năm 2023, ASEAN-4 (Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam) đã đóng góp hơn 35% thu nhập mảng Dịch vụ Tài chính Cá nhân của UOB. Ước tính, bốn thị trường này sẽ tạo ra thêm 1 tỷ SGD cho doanh thu của UOB trong cả năm. Với sự đa dạng về nguồn thu và thị trường, việc mua lại cũng đã thiết lập nên một mô hình kinh doanh bền vững hơn. 

Với chiến lược mới, UOB đẩy mạnh củng cố vị trí hàng đầu của ngân hàng trong mảng thẻ tiêu dùng Visa và thẻ tín dụng tiêu dùng của Mastercard xét về mặt tổng hóa đơn thanh toán. Số lượng thẻ UOB trong khu vực đã tăng hơn 60% so với cùng kỳ năm ngoái tính đến ngày 31/12/2022. Tổng hóa đơn thẻ tín dụng trên toàn khu vực cũng tăng hơn 90% trong quý 4/2022 so với một năm trước, với con số gần gấp đôi mức trước Covid-19 vào năm 2019.

Những kết quả này là tín hiệu tốt cho ngân hàng và phù hợp với dự báo tích cực tại ASEAN và khu vực Châu Á-Thái Bình Dương so với phần còn lại của thế giới. Theo ước tính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tăng trưởng GDP của châu Á-Thái Bình Dương sẽ ở mức 4,6% trong năm nay, tăng 0,6% so với năm ngoái và vượt xa mức dự báo tăng trưởng toàn cầu là 2,8% cho năm 2023. IMF cũng dự đoán rằng khu vực này sẽ thúc đẩy hơn 70% tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm nay.

Gần hơn, Ngân hàng Phát triển Châu Á dự kiến GDP của Đông Nam Á sẽ tăng 4,7% trong năm nay, bất chấp những thách thức toàn cầu. 

Bên cạnh đó, chi tiêu của người tiêu dùng ASEAN dự kiến sẽ tăng khi dân số thuộc tầng lớp trung lưu mở rộng. Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), 70% dân số ASEAN sẽ thuộc tầng lớp trung lưu vào năm 2030, khiến tổng mức tiêu dùng tăng hơn gấp đôi lên khoảng 4 nghìn tỷ USD. WEF kỳ vọng, vào cuối thập kỷ này, thế hệ millennials và thế hệ Z sẽ chiếm 75% người tiêu dùng ASEAN.

Với sự trỗi dậy mạnh mẽ của ASEAN và việc mua lại Citigroup đã củng cố thêm sức mạnh của UOB trong khu vực, ngân hàng sẵn sàng nắm bắt các cơ hội thanh toán xuyên biên giới và đón đầu các dòng tài sản với sự hiện diện rộng khắp của mình trong khu vực.

Từ các khoản cho vay và tiền gửi có bảo đảm, đến các dịch vụ quản lý tài sản và thẻ, mạng lưới kinh doanh được mở rộng của UOB sẽ mang đến cho khách hàng tầm nhìn và sự tiếp cận rộng khắp khu vực có một không hai, thông qua mạng lưới các chi nhánh trên toàn khu vực cũng như trên các kênh kỹ thuật số được cá nhân hóa theo lối sống và nhu cầu riêng của họ.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…