USD tăng giá khiến nhu cầu nhập khẩu thủy sản của thị trường EU sụt giảm

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP), việc đồng USD tăng giá khiến đồng yen (JPY) và euro (EUR) lao dốc có thể gây ra những xáo trộn trên thị trường tiền tệ thế giới và có ảnh hưởng tới xuất nhập khẩu hàng hóa trong đó có thủy sản của Việt Nam.
USD tăng giá khiến nhu cầu nhập khẩu thủy sản của thị trường EU sụt giảm

Cụ thể, VASEP phân tích 6 tháng đầu năm nay, xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản đạt 800 triệu USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2021, chiếm 14% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam.

Trước áp lực lạm phát, giá thủy sản tại Nhật Bản liên tục tăng trong thời gian qua. Hơn nữa, đồng yen Nhật Bản mất giá, rơi xuống mức thấp nhất trong 24 năm, càng làm cho người dân Nhật phải cân nhắc và thắt chặt chi tiêu. Do vậy, xuất khẩu thủy sản sang thị trường này cũng khó đột phá đáng kể từ nay đến cuối năm.

Còn với EU, kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang EU trong nửa đầu năm 2022 đạt 688 triệu USD, tăng 41% so với cùng kỳ năm 2021, chiếm 12% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.

Khi đồng EUR giảm giá so với USD, các doanh nghiệp Việt không bị ảnh hưởng trực tiếp do hầu hết giao dịch xuất nhập khẩu bằng USD nhưng lợi nhuận của nhà mua hàng giảm nên họ có thể giảm nhu cầu với nhà xuất khẩu Việt Nam.

Bên cạnh đó, khi đồng nội tệ yếu đi, hàng hóa nhập khẩu trở nên đắt đỏ hơn, người tiêu dùng châu Âu sẽ cân nhắc chi tiêu, lựa chọn những mặt hàng thiết yếu có giá hợp túi tiền, điều này làm giảm sức cầu.

Cùng với đồng EUR mất giá, EU cũng là thị trường có mức lạm phát cao trong nửa đầu năm nay. Lạm phát kỷ lục 8% trong quý II cho thấy thương mại của EU đang bị khủng hoảng hậu COVID-19 và những lệnh trừng phạt thương mại với Nga.

Lạm phát phủ bóng đen lên nền kinh tế khu vực Eurozone, tác động giảm nhu cầu tiêu dùng của người dân châu Âu. Do vậy, những mặt hàng thuỷ hải sản giá cao sẽ nằm trong danh sách mà người tiêu dùng phải cân nhắc, tính toán.

Ở chiều ngược lại, khi đồng USD tăng giá cũng có nghĩa chi phí nhập khẩu nguyên vật liệu sẽ tăng theo. Điều này sẽ ảnh hưởng tới các doanh nghiệp của Việt Nam phải nhập khẩu nguyên vật liệu từ nước ngoài.

Do đó, VASEP khuyến cáo trong điều kiện thị trường hàng hóa thế giới và thị trường ngoại hối có nhiều biến động, các doanh nghiệp xuất khẩu phải chú ý đến tỷ giá hối đoái giữa VND và các đồng tiền thanh toán ngoại thương để lựa chọn thị trường xuất nhập khẩu và lựa chọn đồng tiền thanh toán có lợi cho doanh nghiệp.

Xem thêm

Thu chi ngân sách trong bối cảnh thực thi các FTA (Bài 2): Thực trạng thu - chi và vấn đề an ninh tài chính!

Thu chi ngân sách trong bối cảnh thực thi các FTA (Bài 2): Thực trạng thu - chi và vấn đề an ninh tài chính!

Những năm qua, cân đối thu - chi ngân sách được thực hiện ngày càng tốt hơn do thể chế quản lý dần được hoàn thiện phù hợp với thực tiễn và thông lệ, ngân sách nhà nước (NSNN) được cân đối theo nguyên tắc tổng số thu từ thuế, phí, lệ phí phải lớn hơn tổng số chi thường xuyên.

Có thể bạn quan tâm