Vai trò của HNX đang được thiết lập lại?

Kế hoạch chuyển sàn của các “ông lớn” ngày càng dày đặc khiến sàn giao dịch HNX ngày càng “hiu quạnh”. Phải chăng HNX đang dần chuyển sứ mệnh sang vai trò “bà đỡ” để các doanh nghiệp tiến xa hơn?
Vai trò của HNX đang được thiết lập lại?

Mới đây, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB, mã: ACB) đã thông qua phương án chuyển đăng ký niêm yết từ Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) sang Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE). Trước ACB, một ngân hàng lớn khác là SHB cũng chuẩn bị chuyển sàn niêm yết.

Nếu ACB và SHB hoàn tất việc chuyển sàn sang HoSE theo đúng dự kiến thì HNX sẽ “mất” đi 2 doanh nghiệp vốn hóa lớn nhất hiện nay. Mức vốn hóa của ACB và SHB hiện nay đang thuộc danh sách “tỷ USD” bỏ xa các doanh nghiệp khác.

HNX “hiu quạnh”

Trong kỳ ĐHĐCĐ vừa qua, bên cạnh ACB và SHB, nhiều cổ phiếu ngân hàng khác như LPB của LienVietPostBank, VIB của Ngân hàng Quốc tế cũng lên kế hoạch chuyển niêm yết sang HoSE. Đây đều là những cổ phiếu vốn hóa lớn, có thanh khoản tốt, thường xuyên xuất hiện trong danh sách những mã hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài.

Đặc biệt,trong khi LPB, SHB, ACB còn đang để ngỏ thời điểm chuyển sàn sang HoSE, thì VIB dự kiến tháng 11/2020 sẽ niêm yết.

Không chỉ nhóm ngân hàng, những doanh nghiệp hàng đầu khác cũng đang rục rịch kế hoạch chuyển cố phiếu từ HNX sang HoSE như Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (mã: PVS), CTCP Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (mã: DGC)…

Trước đó, những tên tuổi lớn của HNX như AAA (Nhựa An Phát Xanh), VND (VNDirect), SCR (Sacomreal) đều đã chuyển sang niêm yết trên HoSE. Với quy mô sàn HNX ngày càng thu hẹp, bộ chỉ số HNX30 Index ra đời đã vài năm nhưng gần như không được nhà đầu tư chú ý đến.

Thực tế, với những tiêu chuẩn cao hơn cả về quy mô vốn cũng như nghĩa vụ công bố thông tin, HoSE lâu nay vẫn thu hút được giới đầu tư hơn HNX hay UPCoM. Vì vậy, để cải thiện hình  ảnh doanh nghiệp cũng như tăng tính thanh khoản của cổ phiếu, từ đó thuận lợi hơn trong công tác huy động vốn, nhiều doanh nghiệp sau một thời gian giao dịch trên HNX hay UPCoM đều lựa chọn phương án chuyển sang HoSE.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây thị trường chứng khoán đang chứng kiến một trật tự mới khi UPCoM lâu nay vốn bị coi là “sân chơi hạng 2” nơi quy tụ của các cổ phiếu chất lượng kém, thanh khoản èo uột và quy mô nhỏ lại đang có những bước chuyển mình lớn thậm chí đang vượt cả HNX về cả số lượng doanh nghiệp lẫn quy mô thị trường.

Nếu như năm 2013 vốn hóa sàn UPCoM chỉ đạt hơn 25.000 tỷ đồng, bằng ¼ vốn hóa của HNX thfi đến năm 2016, vốn hóa của sàn niêm yết tập trung này đã tăng vọt lên hơn 280.000 tỷ đồng, gấp đôi HNX. Số liệu mới nhất vào ngày 21/8/2020, vốn hóa UPCoM đã lên tới hơn 790.000 tỷ đồng, gấp 3,8 lần vốn hóa HNX.

Hiện, các doanh nghiệp đang có xu hướng chọn HoSE để niêm yết hoặc chọn UPCoM để làm bước thử trước khi chuyển sang HoSE, ít doanh nghiệp lựa chọn HNX để niêm yết, nếu có chỉ là các doanh nghiệp quy mô nhỏ.

Vai trò mới?

Không chỉ yếu thế về vốn hóa mà thanh khoản trên HNX cũng ngày càng "èo uột" khi trong năm 2019, thanh khoản bình quân toàn sàn chỉ đạt hơn 407 tỷ đồng, giảm 48% so với năm 2018.

Ngay cả trong giai đoạn thị trường có sự sôi động đặc biệt nhờ sự tham gia của đông đảo nhà đầu tư mới hồi tháng 5 vừa qua, thanh khoản HNX cũng chỉ đạt hơn 555 tỷ đồng/phiên, trong khi cùng thời điểm HoSE ghi nhận mức thanh khoản hơn 5.700 tỷ đồng/phiên.

Với những diễn biến như trên, nhiều ý kiến tỏ ra lo ngại sức hấp dẫn của HNX sẽ ngày càng mai một khiến vốn hóa và thanh khoản của sàn giao dịch này ngày càng giảm sút.

Tuy nhiên, theo chia sẻ của một lãnh đạo HNX, với sứ mệnh tiếp sức cho nỗ lực thúc đẩy cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước gắn với niêm yết, đăng ký giao dịch cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, HNX luôn trong tâm thế sẵn sàng là bà đỡ cho các doanh nghiệp trải qua bước trung chuyển làm quen với luật chơi trên thị trường chứng khoán.

Cũng theo vị lãnh đạo này, việc doanh nghiệp lựa chọn sàn nào để niêm yết là quyết định của mỗi đơn vị theo mục tiêu mà công ty, cổ đông hướng đến. Nhiện vụ của Sở GDCK là tạo thuận lợi để đáp ững mong đợi chính đáng của doanh nghiệp, qua đó góp phần phát triển các sản phẩm về cả lượng và chất mang lại cơ hội đầu tư mới, hấp dẫn hơn.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Dự báo lợi nhuận quý 1/2025: Ngành dầu khí 'tụt dốc'

Dự báo lợi nhuận quý 1/2025: Ngành dầu khí 'tụt dốc'

Lợi nhuận ngành dầu khí quý 1/2025 dự báo giảm mạnh 27% do giá dầu lao dốc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các doanh nghiệp trong ngành. Tuy nhiên, PVS và PVT được đánh giá là hai điểm sáng nhờ triển vọng tăng trưởng từ các dự án quan trọng...

Tổng hợp lịch đại hội cổ đông 2025 của các công ty chứng khoán

Tổng hợp lịch đại hội cổ đông 2025 của các công ty chứng khoán

Mùa Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 của các công ty chứng khoán đang đến gần, với nhiều kế hoạch kinh doanh tham vọng được công bố. Những con số ấn tượng về doanh thu và lợi nhuận phản ánh kỳ vọng hồi phục mạnh mẽ sau một năm đầy biến động...

Việt Nam lên hạng chứng khoán: Lợi cả trăm bề

Việt Nam lên hạng chứng khoán: Lợi cả trăm bề

Khi thời điểm công bố báo cáo giữa kỳ của FTSE Russell về kết quả xếp hạng thị trường đang đến gần, thị trường đang xôn xao trở lại về khả năng Việt Nam được nâng hạng từ thị trường "cận biên" lên thị trường "mới nổi" trong năm 2025...

Thị trường phân hóa, áp lực điều chỉnh gia tăng

Thị trường phân hóa, áp lực điều chỉnh gia tăng

VN-Index điều chỉnh sau chuỗi tăng mạnh, kết phiên ngày 26/3 giảm 5,83 điểm xuống 1.326 điểm, VN30 giảm 7,32 điểm còn 1.381 điểm. Thị trường phân hóa rõ nét, thanh khoản giảm, khối ngoại tiếp tục bán ròng 515 tỷ đồng, trong khi các chuyên gia khuyến nghị thận trọng và ưu tiên quản trị rủi ro...