Vấn đề trần nợ tiếp tục cản trở đà phục hồi của chứng khoán Mỹ

Chứng khoán Mỹ đóng cửa giảm điểm trong phiên 16/5 do dữ liệu kinh tế mới và các cuộc đàm phán về trần nợ làm giảm khẩu vị rủi ro của các nhà đầu tư…
chứng khoán Mỹ

Chỉ số công nghiệp trung bình Dow Jones giảm 336,46 điểm, tương đương 1,01%, còn 33.012,14 điểm, chỉ số S&P 500 giảm 26,38 điểm, tương đương 0,64%, còn 4.109,9 điểm và chỉ số Nasdaq Composite giảm 22,16 điểm, hay 0,18%, xuống 12.343,05.

Mặc dù cả ba chỉ số chứng khoán chính của Mỹ đều đi xuống, nhưng mức thua lỗ của Nasdaq nặng về công nghệ đã được hạn chế phần nào bởi các cổ phiếu siêu vốn hóa đang theo đà tăng bao gồm Amazon.com (1,98%), Alphabet Inc (2,57%) và Microsoft Corp (0,74%). 

Cổ phiếu của Baidu, Inc. đã tăng sau khi gã khổng lồ công cụ tìm kiếm Trung Quốc công bố thu nhập quý đầu tiên vượt qua ước tính của các nhà phân tích khi doanh thu tăng 10%.

Trong khi đó, kết quả thu nhậo quý 1 đáng thất vọng từ chuỗi bán lẻ Home Depot đã khiến cổ phiếu công ty giảm hơn 2%. 

Horizon Therapeutics trượt dốc 14% trong bối cảnh có báo cáo rằng Ủy ban Thương mại Liên bang (Mỹ) có ý định đệ đơn kiện để ngăn chặn thỏa thuận 27,8 tỷ USD Amgen mua lại nhà sản xuất thuốc này.

Cổ phiếu ngân hàng khu vực giao dịch tái chiều trong phiên, với PacWest Bancorp giảm hơn 14%, trong khi Western Alliance Bancorporation tăng hơn 2%.

S&P 500 đã nằm trong phạm vi 3.800 đến 4.200 điểm kể từ giữa tháng 11 và gần như bị mắc kẹt ở đó,” nhà phân tích Bill Merz của U.S. Bank Wealth Management cho biết. “Tôi nghĩ nó phản ánh sự không chắc chắn mà các nhà đầu tư cảm thấy xung quanh những vấn đề chính sách. Nền kinh tế sẽ phản ứng như thế nào? Liệu người tiêu dùng có thể tiếp tục chi tiêu trong giai đoạn này không, và điều đó có thể kéo dài bao lâu?”

Ở khía cạnh kinh tế, doanh số bán lẻ tại Mỹ trong tháng 4 yếu hơn dự kiến, chỉ tăng 0,4%. Con số này thấp hơn mức tăng 0,8% mà các nhà kinh tế tham gia khảo sát của Dow Jones dự đoán.

Bên cạnh đó, các nhà đầu tư đang hồi hộp chờ đợi tiến trình đàm phán về trần nợ của chính phủ Mỹ. Vào ngày 16/5, Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen tái khẳng định rằng Mỹ sẽ phải đối mặt với khả năng vỡ nợ sớm nhất là vào ngày 1/6 nếu Nhà Trắng và Quốc hội không đạt được thỏa thuận nâng trần nợ. 

“Việc vỡ nợ sẽ phá vỡ nền tảng của hệ thống tài chính Mỹ”, bà Janet Yellen cho biết. “Rất có thể chúng ta sẽ thấy một số thị trường tài chính bị sụp đổ, kèm theo sự hoảng loạn trên toàn thế giới”.

TT Mỹ Joe Biden duy trì quan điểm lạc quan về các cuộc đàm phán đang diễn ra, dù cho chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy khẳng định vẫn còn những trở ngại đáng kể. Ông Biden cho đến nay vẫn giữ nguyên luận điểm rằng việc tăng trần nợ là không thể thương lượng. Tuy nhiên, ông Kevin McCarthy đã thúc đẩy các cuộc đàm phán để tìm kiếm một thỏa thuận trong đó việc nâng giới hạn nợ sẽ gắn liền với việc cắt giảm chi tiêu.

Tại các khu vực khác trên thế giới, cổ phiếu châu Âu kết thúc ở mức thấp hơn do thu nhập giảm và dữ liệu doanh số bán lẻ của Mỹ làm dấy lên lo ngại về chi tiêu của người tiêu dùng yếu hơn.

Chỉ số STOXX 600 toàn châu Âu mất 0,42% và chỉ số chứng khoán của MSCI trên toàn cầu giảm 0,54%.

Cổ phiếu thị trường mới nổi tăng 0,05%. Chỉ số MSCI về cổ phiếu châu Á-Thái Bình Dương bên ngoài Nhật Bản đóng cửa ở mức thấp hơn 0,14%, trong khi chỉ số Nikkei của Nhật Bản tăng 0,73%.

Có thể bạn quan tâm