Lo ngại ngành ngân hàng lại một lần nữa khiến chứng khoán Mỹ dao động

Chỉ số Dow Jones và S&P 500 kết thúc ngày ở mức thấp hơn khi cổ phiếu Disney chịu áp lực và những lo ngại xung quanh các ngân hàng khu vực quay trở lại…
chứng khoán Mỹ

Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm 221,82 điểm, tương đương 0,66%, xuống 33.309,51 điểm; S&P 500 mất 7,02 điểm, tương đương 0,17%, ở mức 4.130,62 điểm; và Nasdaq Composite tăng 22,07 điểm, tương đương 0,18%, ở mức 12.328,51 điểm. 

Hỗ trợ cho Nasdaq là cổ phiếu của Alphabet Inc với mức tăng 4,3%, một ngày sau khi Google tung ra nhiều sản phẩm trí tuệ nhân tạo để cạnh tranh với Microsoft Corp. Cổ phiếu Microsoft giảm 0,7% và là một trong những cổ phiếu có ảnh hưởng tiêu cực lớn nhất đến S&P 500 và Nasdaq.

Cổ phiếu của Walt Disney trượt 8,7% do báo cáo tổng số người đăng ký dịch vụ Disney+ hàng đầu suy giảm mặc dù thu nhập hàng quý của công ty phù hợp với kỳ vọng của các nhà phân tích.

Tesla Inc tăng vọt vào cuối phiên giao dịch sau khi Elon Musk đăng dòng tweet cho biết ông đã tìm được giám đốc điều hành mới cho Twitter. Cổ phiếu Tesla đóng cửa tăng 2,1%.

Trong khi đó, cổ phiếu của PacWest Bancorp lao dốc 22,7% trước các báo cáo cho thấy tổng tiền gửi đã giảm 9,5% vào tuần trước và ngân hàng gửi thêm tài sản thế chấp cho Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) để tăng tính thanh khoản.

Cổ phiếu của các ngân hàng khu vực khác cũng giảm khi tin tức này một lần nữa làm dấy lên những lo lắng về sức khỏe của ngành sau sự sụp đổ gần đây của ba ngân hàng khu vực Silicon Valley, Signature và First Republic. Chỉ số ngân hàng khu vực KBW kết thúc phiên giảm 2,4%.

Ở một diễn biến khác trong ngành, Cơ quan Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang Mỹ đưa ra tuyên bố cho biết khoảng 113 công ty cho vay lớn nhất của quốc gia sẽ chịu chi phí bổ sung khoản bảo hiểm 16 tỷ USD mà cơ quan này đã chi trả cho cuộc khủng hoảng thời gian qua.

Một vấn đề nữa tiếp tục khiến các nhà đầu tư lo lắng là sự bất đồng ở Washington về việc nâng trần nợ công của Mỹ. “Thị trường sẽ còn biến động hơn nữa khi chúng ta tiến sát đến thời hạn trần nợ”, ông Oliver Pursche, phó chủ tịch cấp cao tại Wealthspire Advisors dự đoán.

Vào cùng ngày, báo cáo về chỉ số giá sản xuất (PPI) mới được công bố đã cho thấy mức tăng 0,2% hàng tháng trong tháng 4 và 2,3% trên cơ sở hàng năm, thấp hơn dự đoán của các nhà kinh tế. Vào tháng 3, PPI đã tăng 0,5% trên cơ sở hàng tháng và 2,7% trên cơ sở hàng năm.

Theo một ghi chú từ nhóm các nhà kinh tế của Bank of America cho thấy: “Dữ liệu chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và chỉ số giá sản xuất (PPI) tháng 4 sẽ giúp Fed yên tâm với việc giữ nguyên lãi suất vào tháng 6”.

Bên cạnh đó, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp đã tăng thêm 22.000 lên 264.000 trong tuần kết thúc vào ngày 6/5, Bộ Lao động Mỹ cho biết hôm 11/5. Dữ liệu thất nghiệp mới này là mức cao nhất kể từ ngày 30/10/2021.

Phố Wall không nhận được bất kỳ bất ngờ nào từ cả PPI và số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp”, ông Ed Moya, nhà phân tích thị trường cấp cao tại Oanda, cho biết thêm chỉ số giá sản xuất dự kiến sẽ tiếp tục giảm khi chuỗi cung ứng được bình thường hóa, trong khi số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp gia tăng cung cấp thêm bằng chứng cho thấy thị trường lao động đang hạ nhiệt. 

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Giá gạo tại Nhật Bản liên tục tăng cao do sản lượng sụt giảm và làn sóng quá tải khách du lịch. Những yếu tố này đang đẩy chi phí tiêu dùng lên mức kỷ lục, đồng thời gây áp lực lớn lên chuỗi cung ứng thực phẩm địa phương…

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

Thị trường bất động sản Trung Quốc đang đối mặt với thách thức chồng chất thách thức, khi dân số sụt giảm mạnh, thu nhập đình trệ và lượng nhà tồn kho khổng lồ. Những yếu tố này liên tục giáng đòn mạnh vào tâm lý của cả người mua nhà lẫn các nhà đầu tư, khiến triển vọng phục hồi trở nên mờ mịt…

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Quốc hội Iran vừa thông qua nghị quyết cho phép đóng cửa eo biển Hormuz - tuyến hàng hải huyết mạch với hơn 1/5 lượng dầu mỏ thế giới được vận chuyển qua mỗi ngày. Động thái này làm dấy lên những lo ngại sâu sắc về sự ổn định của thị trường năng lượng toàn cầu và các tuyến đường vận chuyển quốc tế…

Fed giữ nguyên lãi suất, "hé lộ" 2 lần cắt giảm trong năm nay

Fed giữ nguyên lãi suất, "hé lộ" 2 lần cắt giảm trong năm nay

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết định giữ nguyên lãi suất trong bối cảnh nền kinh tế được dự báo sẽ đối mặt với lạm phát cao hơn và tốc độ tăng trưởng chậm lại. Dù vậy, Fed vẫn dự kiến sẽ tiến hành hai lần cắt giảm lãi suất trong năm 2025…

Xung đột Trung Đông đẩy Fed vào thế khó

Xung đột Trung Đông đẩy Fed vào thế khó

Căng thẳng leo thang giữa Israel và Iran khiến giá dầu tăng vọt, làm dấy lên lo ngại lạm phát toàn cầu và có thể buộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) phải tiếp tục trì hoãn kế hoạch cắt giảm lãi suất…