Văn hóa trong cơ quan báo chí: Tạp chí Thương gia như ngôi nhà thứ hai của cán bộ, phóng viên

Tổng biên tập Tạp chí Thương Gia cho rằng văn hóa trong báo chí thể hiện qua môi trường làm việc khoa học, chuyên nghiệp, ấm áp để cơ quan là ngôi nhà thứ hai của các cán bộ phóng viên....

Nhận định trên được bà Nguyễn Thùy Dương, Tổng biên tập Tạp chí Thương gia nêu ra trong Diễn đàn và lễ ký kết thi đua "Xây dựng môi trường văn hóa trong cơ quan báo chí và văn hóa của người làm báo Việt Nam 2023".

tạp chí thương gia

Phát biểu tại Diễn đàn bà Nguyễn Thị Lan, quyền Tổng biên tập Tạp chí người làm báo cho biết, Diễn đàn nhằm triển khai hiệu quả Kế hoạch số 154-KH/BTGTW, ngày 10/6/2022 của Ban Tuyên giáo Trung ương về phát động và triển khai phong trào thi đua “Xây dựng môi trường văn hóa trong các cơ quan báo chí; Quyết định số 70a/QĐ-HNBVN, ngày 21/6/2022 của Hội Nhà báo Việt Nam về việc ban hành Tiêu chí cơ quan báo chí văn hóa và văn hóa của người làm báo Việt Nam; Hướng dẫn số 161a/CV-HNBVN, ngày 30/6/2022 của Hội Nhà báo Việt Nam về việc Hướng dẫn triển khai phong trào “Xây dựng môi trường văn hóa trong các cơ quan báo chí”.

Đây cũng là hoạt động thiết thực chào mừng Kỷ niệm 73 năm Ngày thành lập Hội Nhà báo Việt Nam 21/4/1950 - 21/4/2023 và Kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6/1925 - 21/6/2023).

Ông Trần Thanh Lâm, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung Ương, ghi nhận 13 cơ nỗ lực của 12 cơ quan báo chí đã phối hợp với nhau tổ chức diến đàn này. Ông Lâm cho rằng diễn đàn nên được tổ chức thường niên, để các cơ quan tạp chí trao đổi với nhau những khó khăn, vướng mắc khi xây dựng văn hóa trong cơ quan báo chí. 

Nêu lên ý nghĩa, trách nhiệm của người làm báo Việt Nam, ông Trần Thanh Lâm nhấn mạnh tầm quan trọng của các cơ quan báo chí với sứ mệnh của mình. Trong đó, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã chủ trương “Xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại; thực hiện tốt quy hoạch, phát triển hệ thống báo chí, truyền thông; sắp xếp ngành xuất bản, in và phát hành theo hướng tinh gọn, chất lượng, hiện đại hóa; tăng cường quản lý và phát triển các loại hình truyền thông, thông tin trên internet. Đồng thời, kiên quyết đấu tranh, loại bỏ các sản phẩm, thông tin độc hại, xuyên tạc, phản động, ảnh hưởng xấu đến ổn định chính trị - xã hội, thuần phong mỹ tục”.

tạp chí thương gia
Ông Trần Thanh Lâm

Nhắc lại câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh về người làm báo là chiến sỹ trên mặt trận tư tưởng, ông Lâm cho rằng báo chí phải chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại.

Nhắc đến câu chuyện cơ quan báo và cơ quan tạp chí, ông Lâm cho rằng các tạp chí nên có những bài viết chuyên sâu, có tầm riêng. “Tạp chí phải chuyên sâu, trang trọng”, ông Lâm nhấn mạnh

“Văn hóa trong cơ quan tạp chí là đàng hoàng, sáng tạo, có sự nhân văn, nhân ái, vì cộng đồng, vì sứ mệnh chung” ông Lâm nói.

Trên cơ sở đó, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương đề nghị các cơ quan báo chí nói chung, các tạp chí nói riêng cần đẩy nhanh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động báo chí. 

Nếu tòa soạn quyết tâm, người lãnh đạo có tâm huyết, ý chí từ tổng biên tập lan tỏa ra về văn hóa người làm báo, không sa đà vào vi phạm về tiêu chuẩn, đạo đức người làm làm, vi phạm về phát ngôn trên không gian mạng..., ông Lâm nhận định.

Ông Lâm cũng cho rằng tinh thần của Diễn đàn này cần được cập nhật trong báo cáo thường niên tổng kết 1 năm hoạt động của báo chí trong 21/6 tới đây.

Ông Lưu Đình Phúc, Cục trưởng Cục báo chí, cho rằng các cơ quan tạp chí đang cố gắng nỗ lực để vượt lên những khó khăn trong bối cảnh hiện nay.

Nói về văn hóa của người làm báo, ông Phúc cho rằng xây dựng và phát triển văn hóa là gắn với xây dựng và phát triển con người.

Ông Phúc cho rằng, văn hóa trong cơ quan báo chí và văn hóa của người làm báo phải gắn chặt với nhau, hòa quyện trong tổng thể với nhau.

Phát biểu tại Diễn đàn, Tổng biên tập Tạp chí Thương Gia bà Nguyễn Thùy Dương cho biết, xây dựng văn hóa trong cơ quan báo chí có 2 phần là văn hóa của người làm báo và văn hóa của cơ quan báo chí.

Theo Tổng biên tập Nguyễn Thùy Dương, văn hóa đã có từ ngàn năm nay, nhưng vấn đề xây dựng môi trường văn hóa luôn luôn được kêu gọi.

Tại Thương gia, văn hóa được thể hiện qua môi trường làm việc khoa học, chuyên nghiệp và ấm áp để cơ quan là ngôi nhà thứ hai của các cán bộ phóng viên.

Tổng biên tập Tạp chí Thương Gia
Bà Nguyễn Thùy Dương Tổng biên tập Tạp chí Thương Gia

"Phóng viên đến cơ quan phải hào hứng, vui vẻ, thì năng lượng tích cực sẽ lan tỏa không chỉ giữa người với người, mà còn lan tỏa vào trong bài viết, để khi viết về cái xấu, cái ác cũng trên tinh thần xây dựng", bà Nguyễn Thùy Dương nói.

Không những thế, Tạp chí Thương gia còn luôn tổ chức các lớp đào tạo cho cả phóng viên trẻ, sinh viên mới ra trường đội ngũ kế cận cả về chuyên môn lẫn đạo đức nghề báo.

Văn hóa báo chí của Tạp chí thương gia còn thể hiện trong môi trường làm việc thường xuyên có sự trao đổi giữa những phóng viên kỳ cực và những phóng viên trẻ để tăng cường kết nối…

Cách thể hiện văn hóa thể hiện qua cách ăn vận hàng ngày, phải là những người chững chạc, bởi phóng viên không chỉ đại diện cho cá nhân mà còn đại diện cho cả cơ quan.

Thừa nhận tình hình khó khăn của những người làm báo hiện nay, Tổng biên tập Nguyễn Thùy Dương cho rằng thời điểm hiện tại, việc xây dựng văn hóa trong cơ quan báo chí là rất cần thiết, mà phải làm càng sớm càng tốt.

Đồng ý với Tổng biên tập Nguyễn Thùy Dương, ông Nguyễn Quốc Hải, Tổng thư ký Tạp chí Kinh doanh Phát triển cho rằng cơ quan báo chí phải truyền đạt cho cán bộ, nhân viên luôn “rèn đức, luyện tài”.

Đối với công tác đào tạo các phóng viên trẻ cho lớp kế cận của Tạp chí, ông Nguyễn Hải cho rằng đây không phải là hoạt động mà cơ quan báo chí nào cũng thực hiện được, nhất là quá trình đào tạo không chỉ là đào tạo về mặt chuyên môn, mà còn phải đặc biệt chú trọng đến đào tạo văn hóa báo chí cho các bạn trẻ.

Tạp chí Thương Gia
13 đơn vị Tạp chí ký kết thu đua xây dựng văn hóa trong cơ quan báo chí

Ông Nguyễn Văn Hường Tổng biên tập Tạp chí Giao thông vận tải thay mặt 13 cơ quan tạp chí ghi nhận những chỉ đạo của Ban Tuyên Giáo, bộ Thông tin và cam kết sẽ xây dựng 6 tiêu chí về đạo đức người làm báo, 6 tiêu chí về văn hóa cơ quan báo chí....

Tại Diễn đàn, đã ký kết “Xây dựng môi trường văn hóa trong cơ quan báo chí và văn hóa của người làm báo” giữa 12 cơ quan tạp chí.

  1. Tạp chí Cơ khí Việt Nam
  2. Tạp chí Người làm Báo
  3. Tạp chí Giao thông Vận tải
  4. Tạp chí Tài nguyên và Môi trường
  5. Tạp chí Sức khỏe Cộng đồng
  6. Tạp chí Tự động hóa Ngày nay
  7. Tạp chí Điện tử Nhịp sống Thị trường
  8. Tạp chí Dân tộc
  9. Tạp chí Người Hà Nội
  10. Tạp chí Thương gia
  11. Tạp chí Kinh doanh và Phát triển
  12. Tạp chí Bầu trời rộng mở
  13. Tạp chí Kinh doanh và Tiếp thị

Có thể bạn quan tâm