Vàng tăng giá liên tiếp 4 phiên, trong nước chênh thế giới 2,3 triệu đồng/lượng

Giá vàng thế giới tiếp tục đi lên khi căng thẳng Nga-Ukraine thúc đẩy nhu cầu trú ẩn an toàn. Trong nước, cả vàng nhẫn và vàng miếng đều nối dài đà tăng từ đầu tuần...

Vàng tăng giá liên tiếp 4 phiên, trong nước chênh thế giới 2,3 triệu đồng/lượng

Trên thị trường quốc tế, giá vàng giao ngay hiện giao dịch ở mức 2.680 USD/ounce, cao hơn 31 USD so với giá đóng cửa phiên 20/11. Quy đổi theo tỷ giá hiện hành tại Vietcombank, vàng thế giới có giá khoảng 82,4 triệu đồng/lượng (chưa tính thuế, phí).

Vàng tiếp tục có được động lực khi căng thẳng leo thang giữa Nga và Ukraine đã thúc đẩy nhu cầu đối với tài sản trú ẩn an toàn. Bên cạnh đó, rủi ro địa chính trị là yếu tố chính kích thích cho động thái mua vào của các ngân hàng trung ương thế giới.

Giá vàng tương lai giao tháng 12 tăng thêm 20,50 USD và đạt mức 2.672 USD/ounce.

screenshot-2024-11-22-at-094325.png
Diễn biến giá vàng thế giới trong 24 giờ qua

Đây là phiên tăng thứ 4 liên tiếp của vàng, nối dài đà phục hồi sau khi chạm đáy thấp nhất trong hơn 2 tháng. Tuy nhiên, tốc độ dường như đang chậm lại do áp lực từ đồng USD khi giới đầu tư bắt đầu cân nhắc lại kỳ vọng về việc giảm lãi suất tại Mỹ.

Chiến thắng của ông Donald Trump khiến các nhà giao dịch tính đến khả năng lãi suất tại Mỹ sẽ tăng cao hơn trong dài hạn, điều này hỗ trợ cho đồng USD và lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ. Chỉ số US Index đã giao dịch sát mức cao nhất trong một năm vào thứ Năm.

Trong những ngày gần đây, các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã gợi ý về một cách tiếp cận thận trọng hơn đối với việc nới lỏng chính sách tiền tệ. Chủ tịch Fed chi nhánh Chicago Austan Goolsbee dự báo lãi suất sẽ giảm trong tương lai nhưng tốc độ có thể cần điều chỉnh chậm lại do còn nhiều điều bất định. Theo công cụ CME FedWatch, các nhà giao dịch hiện đặt cược 57,3% khả năng Fed sẽ cắt giảm 0,25 điểm phần trăm vào tháng 12, thấp hơn mức 85,7% vào tuần trước. Trong khi đó, khả năng giữ nguyên lãi suất đã tăng từ 14,3% lên 42,7%.

Tại thị trường trong nước, giá vàng miếng SJC ở khu vực Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM sáng 22/11 niêm yết ở mức 84,7 triệu đồng/lượng mua vào và 86,7 triệu đồng/lượng bán ra, tăng 1 triệu đồng/lượng ở chiều mua và 500.000 đồng/lượng ở chiều bán so với phiên trước.

DOJI tại Hà Nội đang niêm yết giá vàng miếng ở mức 84,5 triệu đồng/lượng mua vào và 86,5 triệu đồng/lượng bán ra. Vàng thương hiệu này tại TP.HCM đang mua vào và bán ra ở mức tương tự như Hà Nội.

Hiện tại, giá vàng trong nước đang chênh với giá thế giới khoảng 2,3 triệu đồng/lượng.

screenshot-2024-11-22-at-101701.png
Giá vàng trong nước sáng 22/11

Giá vàng nhẫn trong nước hiện giao dịch quanh ngưỡng 85 - 87 triệu đồng/lượng (mua-bán). Cụ thể, vàng nhẫn Doji Hưng Thịnh Vượng 9999 của Tập đoàn Doji tại thị trường Hà Nội đứng ở mức 85,1 - 86,1 triệu đồng/lượng.

Công ty Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá nhẫn tròn trơn ở mức 85,23 - 86,18 triệu đồng/lượng (mua - bán).

Giá vàng nhẫn tròn Phú Quý 999 của Công ty CP Đầu tư vàng Phú Quý được niêm yết ở mức 85,1 triệu đồng/lượng mua vào và 86,4 triệu đồng/lượng bán ra. Như vậy, giá vàng nhẫn Phú Quý bán ra đang cao hơn 1,7 triệu đồng/lượng so với giá vàng miếng SJC mua vào.

Về thị trường ngoại hối, tỷ giá trung tâm USD/VND hôm nay 22/11 được Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.295 VND, tăng 5 VND so với phiên 21/11. Với biên độ 5% so với tỷ giá trung tâm, tỷ giá được phép giao dịch của các ngân hàng thương mại dao động trong khoảng 23.081 - 25.509 VND.

Tại Vietcombank, giá USD có mức mua vào là 25.175 VND và mức bán ra là 25.509 VND. Eximbank có giá mua vào là 25.180 VND và bán ra 25.509 VND.

Trên thị trường tự do, giá USD sáng 22/11 được giao dịch ở mức 25.650 VND mua vào và 25.750 VND bán ra.

Xem thêm

Giá vàng tăng phiên thứ 3 liên tiếp

Giá vàng tăng phiên thứ 3 liên tiếp

Giá vàng thế giới tăng cao nhờ nhu cầu trú ẩn an toàn trong bối cảnh căng thẳng Nga-Ukraine tiếp tục leo thang. Trong nước, giá vàng miếng và vàng nhẫn đều vượt ngưỡng 86 triệu đồng/lượng…

Có thể bạn quan tâm

Giá gạo xuất khẩu giảm không ảnh hưởng đến tâm lý và hoạt động của thương nhân trong nước

Thương nhân gạo vững tin giữa “bão” giá xuất khẩu

Thị trường gạo thế giới đang chứng kiến một biến động đáng kể, nhu cầu nhập khẩu gạo, đặc biệt từ các thị trường lớn có dấu hiệu chững lại. Điều này đã tác động trực tiếp đến giá gạo xuất khẩu của Việt Nam…

Amazon đang thực hiện biện pháp "đối đầu" với các sàn thương mại điện tử giá rẻ

Amazon tung chiêu cạnh tranh với Shein và Temu

Trong bối cảnh các sàn thương mại điện tử giá rẻ có nguồn gốc từ Trung Quốc đang xâm lấn thị trường nhiều nước trên thế giới, “ông lớn” bán lẻ của Mỹ đã có kế hoạch cạnh tranh rất rõ ràng…

Giá xăng dầu bất ngờ quay đầu giảm

Giá xăng quay đầu giảm từ 15h hôm nay

Trong kỳ điều hành tuần này, giá xăng bất ngờ được điều chỉnh giảm sau một kỳ tăng nhẹ, giá bán lẻ xăng dầu mới được áp dụng từ 15h ngày 14/11…

Xuất khẩu rau quả năm 2024 được dự báo tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu rau quả năm 2024 sẽ đạt 7 tỷ USD

Với những lợi thế sẵn có cùng sự hỗ trợ từ các chính sách mới, đặc biệt là hiệu quả từ các Nghị định thư đã ký kết, hoạt động xuất khẩu rau quả Việt Nam đang có những bước tiến vượt bậc…

Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 5 thế giới về tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm về gỗ

Kim ngạch xuất khẩu gỗ vượt 13 tỷ USD

Trong tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam ước đạt 1,5 tỷ USD, tăng 20% so với tháng 9. Tính chung 10 tháng năm 2024, kim ngạch của ngành đã đạt 13,2 tỷ USD, tăng gần 21% so với cùng kỳ năm ngoái…

Giá vàng tiếp tục giảm sốc

Giá vàng tiếp tục giảm sốc

Sáng 11/11, giá vàng miếng SJC vừa mở cửa đã lao dốc, quay trở về ngưỡng 81 - 85 triệu đồng/lượng (mua-bán). Trong khi đó, giá thế giới tiếp đà trượt giảm…

Cây chè là 1 trong 6 cây công nghiệp chủ lực của ngành nông nghiệp

Đưa ngành chè thoát bẫy giá rẻ khi xuất khẩu

Việt Nam được biết đến là một trong những quốc gia sản xuất chè lớn nhất thế giới, với những vùng chè trứ danh và hương vị đặc trưng, nhưng một thực tế là giá trị của chè Việt Nam trên thị trường quốc tế vẫn đang ở mức thấp so với mặt bằng chung…