Vén màn kinh doanh đa cấp: Doanh nghiệp chính thống tồn tại giữa "bầy" biến tướng

Ngoài những doanh nghiệp đa cấp chính thống, tồn tại rất nhiều các doanh nghiệp lợi dụng hình thức kinh doanh theo phương thức đa cấp hoạt động bất hợp pháp...

Kinh doanh đa cấp là phương thức bán hàng đã được pháp luật Việt Nam thừa nhận, được quản lý, giám sát bởi Nghị định 18/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 40/2018/NĐ-CP về kinh doanh theo phương thức đa cấp.

Cả nước có 19 doanh nghiệp chính thống

Cục cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng thuộc Bộ Công Thương cho biết, trên thế giới bán hàng đa cấp là một ngành được thế giới công nhận và tại Việt Nam ngành này đã được điều chỉnh chặt chẽ bởi pháp luật.

Ở Việt Nam, các doanh nghiệp bán hàng đa cấp chính thống đã tồn tại và phát triển trong hơn 20 năm và đến thời điểm hiện tại ngành bán hàng đa cấp đã cơ bản được định hình, hoạt động trong quy củ và đặt dưới sự quản lý chặt chẽ của pháp luật.

Theo thống kê của Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương), tính đến tháng 3/2023 trên cả nước chỉ có 19 doanh nghiệp hoạt động bán hàng đa cấp hợp pháp, do gần đây đã có 2 doanh nghiệp phải chấm dứt hoạt động bán hàng này. Năm 2020, các doanh nghiệp đa cấp với tổng số lượng người tham gia hơn 800.000 người đã đạt doanh thu hơn 15.400 tỷ đồng, tổng số thuế nộp về ngân sách nhà nước đạt hơn 1.800 tỷ đồng. 

bán hàng đa cấp

Doanh thu của ngành bán hàng đa cấp vẫn liên tục tăng trưởng. Toàn ngành bán hàng đa cấp trong 5 năm không có năm nào giảm doanh thu mà có xu hướng tăng liên tục với tỉ lệ tăng trưởng khá cao. 

Về cơ bản, các doanh nghiệp chính tống này đều có website cập nhật thông tin thường xuyên, minh bạch, duy trì hệ thống thông tin liên lạc để tiếp nhận, giải quyết các phản ánh, khiếu nại, và có hệ thống quản lý người tham gia đáp ứng quy định.

Doanh thu bán hàng đa cấp chủ yếu là từ các sản phẩm thực phẩm chức năng (trên 80%) và mỹ phẩm (khoảng 15 %). Tổng số lượng người tham gia bán hàng đa cấp năm 2020 là 832.385 người, giảm 25%  so với cuối năm 2019.

Đến hết tháng 6 năm 2021, số lượng người tham gia bán hàng đa cấp giảm 8,5% xuống còn 761.502 người. Tổng số thuế các doanh nghiệp bán hàng đa cấp đã nộp ngân sách nhà nước năm 2020 đạt hơn 1.837 tỷ đồng, trong 6 tháng đầu năm 2021 là hơn 1.338 tỷ đồng.

bán hàng đa cấp

Điều đáng nói, cũng một phần do mô hình kinh doanh tiên tiến cộng thêm mức tăng trưởng lợi nhuận đều đặn như trên mà ngày càng nhiều các doanh nghiệp "đa cấp chui hình" hành. Hoạt động chui còn đậm nét hơn khi đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, rất khó để được cơ quan quản lý cấp phép.

Theo quy định, các doanh nghiệp muốn hoạt động bán hàng đa cấp phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện, đăng ký với Bộ Công Thương và chịu sự quản lý chặt chẽ của các cơ quan quản lý.

Doanh nghiệp bán hàng đa cấp chỉ cần vi phạm các quy định cũng có thể bị phạt đến 200 triệu đồng đối với mỗi hành vi. Thậm chí còn bị bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định tại Nghị định số 98/2020/NĐ-CP.

Muôn vàn biến tướng đa cấp

Cũng chính vì ngày càng nhiều hình thức biến tướng, ngành nghề kinh doanh đa cấp vốn được sinh ra với mục đích tốt - đưa sản phẩm trực tiếp đến tay người tiêu dùng - thì lại đang gây nhiều hệ lụy cho xã hội. 

Chỉ thời gian ngắn vừa qua, Cục cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng đã xử lý hàng loạt các doanh nghiệp đa cấp biến tướng như: hệ thống Gold Time Coffee, dự án "OWIFI", My Aladin; đa cấp dưới các mô hình đầu tư tài chính, ngoại hối như Lion Group hay Liber Forex. 

Mới đây nhất, ngày 4/7, một tổ chức mang tên "RF3WORLD" đã bị Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia réo tên. Theo đó, một số cá nhân của tổ chức này thực hiện kêu gọi đầu tư, kinh doanh mua bán hàng hóa theo phương thức bán hàng đa cấp nhưng không có giấy chứng nhận hợp pháp tại Việt Nam cũng như có những vi phạm nghiêm trọng trong việc tổ chức giới thiệu, mời gọi thêm các thành viên tham gia với mục đích phát triển hệ thống để được hưởng hoa hồng, lợi ích kinh tế theo mô hình đa cấp.

Sau khi tổng hợp các trường hợp vi phạm, Cục cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng đã vạch trần những dấu hiệu của hoạt động bán hàng đa cấp bất chính qua 5 biểu hiện mà các doanh nghiệp đa cấp trái phép thường thực hiện nhằm "lùa gà".

bán hàng đa cấp

Thứ nhất, dạng vi phạm phổ biến nhất của các doanh nghiệp bán hàng đa cấp bất chính đó chính là cung cấp thông tin gian dối về sản phẩm. Để thu hút được người tham gia và mua hàng, các doanh nghiệp có xu hướng nói quá về công dụng sản phẩm, tâng bốc giá trị mà sản phẩm đem lại. 

Thứ hai, các doanh nghiệp đa cấp bất chính còn có biểu hiện cung cấp thông tin gian dối về cơ hội kinh doanh. Cục cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng còn nêu ra một hình thức khác của dạng phạm vi này là quảng bá về cơ hội làm giàu nhanh chóng khi tham gia bán hàng đa cấp.

Thứ ba, một dạng thức bán hàng đa cấp bất chính diễn ra phổ biến trong thời kỳ đầu bán hàng đa cấp du nhập vào Việt Nam mà tới giờ vẫn được thực hiện đó chính là việc yêu cầu đặt cọc, nộp tiền tham gia hoặc bắt buộc mua hàng hóa khi tham gia. 

Thứ tư, trả tiền cho việc tuyển dụng là một trong những dấu hiệu nhận biết căn bản đối với hoạt động bán hàng đa cấp bất chính. Ở những doanh nghiệp này, việc bán hàng không được chú trọng mà chỉ tập trung tuyển dụng, lôi kéo người mới tham gia.

Cuối cùng, ở các doanh nghiệp bán hàng đa cấp bất chính, người tham gia được khuyến khích đầu tư nhiều tiền, thông qua việc một người ký nhiều hợp đồng, tạo lập nhiều mã số trên hệ thống, mỗi mã số nộp một khoản tiền, hệ thống sẽ xếp các mã số để mã số trên được hưởng hoa hồng từ mã số phía dưới.

"Siết" hoạt động bán hàng đa cấp 

Mới đây, Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 12/2023/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp. Các quy định của thông tư sửa đổi sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 21/7 tới đây với một số quy định quản lý đáng lưu ý.

Thông tư bổ sung quy định về quy trình kiểm tra, hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả kiểm tra và quy trình cấp, thu hồi xác nhận kiến thức cho đầu mối tại địa phương. Việc kiểm tra này do Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia tổ chức hoặc ủy quyền bằng văn bản cho cơ sở đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp tổ chức. 

Bài kiểm tra kiến thức có thể được thực hiện dưới hình thức tự luận hoặc trắc nghiệm trong thời gian tối thiểu 60 phút. Tiêu chuẩn đánh giá đối với người tham gia kiểm tra kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp và tiêu chuẩn đánh giá đối với người tham gia kiểm tra kiến thức cho đầu mối tại địa phương theo thang điểm 100.

Quy định này nhằm khắc phục tình trạng doanh nghiệp cử đầu mối mang tính chất đối phó, không hiểu biết pháp luật hay hiểu biết về hoạt động của doanh nghiệp tại địa phương, gây khó khăn cho công tác quản lý trên địa bàn.

bán hàng đa cấp

Bên cạnh đó mới đây, một nghị định vừa có hiệu lực từ ngày 20/6 là Nghị định 18/2023 sửa đổi của Chính phủ, bổ sung một số điều của Nghị định 40/2018 về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.

Nghị định này đã bổ sung quy định doanh nghiệp bán hàng đa cấp không cung cấp thông tin về thực phẩm bằng hình thức sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở tế, bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế, thư cảm ơn, lời cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế.

Đồng thời không được cung cấp thông tin về thực phẩm có nội dung đăng tải, dẫn, trích dẫn hoặc nêu ý kiến người bệnh mô tả thực phẩm có tác dụng điều trị bệnh.

Bên cạnh đó, Chính phủ bổ sung quy định doanh nghiệp bán hàng đa cấp phải đảm bảo tối thiểu 20% doanh thu bán hàng đa cấp trong một năm tài chính là doanh thu từ khách hàng không phải là người tham gia bán hàng đa cấp của doanh nghiệp đó.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Giá gạo xuất khẩu giảm không ảnh hưởng đến tâm lý và hoạt động của thương nhân trong nước

Thương nhân gạo vững tin giữa “bão” giá xuất khẩu

Thị trường gạo thế giới đang chứng kiến một biến động đáng kể, nhu cầu nhập khẩu gạo, đặc biệt từ các thị trường lớn có dấu hiệu chững lại. Điều này đã tác động trực tiếp đến giá gạo xuất khẩu của Việt Nam…

Amazon đang thực hiện biện pháp "đối đầu" với các sàn thương mại điện tử giá rẻ

Amazon tung chiêu cạnh tranh với Shein và Temu

Trong bối cảnh các sàn thương mại điện tử giá rẻ có nguồn gốc từ Trung Quốc đang xâm lấn thị trường nhiều nước trên thế giới, “ông lớn” bán lẻ của Mỹ đã có kế hoạch cạnh tranh rất rõ ràng…

Giá xăng dầu bất ngờ quay đầu giảm

Giá xăng quay đầu giảm từ 15h hôm nay

Trong kỳ điều hành tuần này, giá xăng bất ngờ được điều chỉnh giảm sau một kỳ tăng nhẹ, giá bán lẻ xăng dầu mới được áp dụng từ 15h ngày 14/11…

Xuất khẩu rau quả năm 2024 được dự báo tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu rau quả năm 2024 sẽ đạt 7 tỷ USD

Với những lợi thế sẵn có cùng sự hỗ trợ từ các chính sách mới, đặc biệt là hiệu quả từ các Nghị định thư đã ký kết, hoạt động xuất khẩu rau quả Việt Nam đang có những bước tiến vượt bậc…

Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 5 thế giới về tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm về gỗ

Kim ngạch xuất khẩu gỗ vượt 13 tỷ USD

Trong tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam ước đạt 1,5 tỷ USD, tăng 20% so với tháng 9. Tính chung 10 tháng năm 2024, kim ngạch của ngành đã đạt 13,2 tỷ USD, tăng gần 21% so với cùng kỳ năm ngoái…

Giá vàng tiếp tục giảm sốc

Giá vàng tiếp tục giảm sốc

Sáng 11/11, giá vàng miếng SJC vừa mở cửa đã lao dốc, quay trở về ngưỡng 81 - 85 triệu đồng/lượng (mua-bán). Trong khi đó, giá thế giới tiếp đà trượt giảm…

Cây chè là 1 trong 6 cây công nghiệp chủ lực của ngành nông nghiệp

Đưa ngành chè thoát bẫy giá rẻ khi xuất khẩu

Việt Nam được biết đến là một trong những quốc gia sản xuất chè lớn nhất thế giới, với những vùng chè trứ danh và hương vị đặc trưng, nhưng một thực tế là giá trị của chè Việt Nam trên thị trường quốc tế vẫn đang ở mức thấp so với mặt bằng chung…