Vì sao Hà Nội được cấp vốn Ngân sách gấp đôi TP.HCM ?

Hà Nội được trung ương cấp số vốn hơn 14.200 tỷ đồng, chiếm 16% tổng vốn Ngân sách cấp cho các địa phương.
Vì sao Hà Nội được cấp vốn Ngân sách gấp đôi TP.HCM ?

Trong tổng phân bổ vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước 6 tháng đầu năm 2017, Hà Nội được trung ương cấp số vốn hơn 14.200 tỷ đồng, chiếm 16% tổng vốn Ngân sách cấp cho các địa phương, trong đó so với TP.HCM - trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước, gấp gần 2 lần.

Báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê (Bộ KH&ĐT) về tình hình đầu tư từ ngân sách nhà nước cho biết, trong 6 tháng đầu năm, tổng đầu tư nguồn vốn từ ngân sách ước đạt hơn 115.000 tỷ đồng, tăng hơn 7,6% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, vốn cấp cho các bộ ban ngành trung ương là 26.000 tỷ đồng, bằng 23% vốn đầu tư ngân sách, tăng hơn 7% so với cùng kỳ năm trước. Bộ Giao thông Vận tải "ẵm" lượng vốn lớn nhất với 14.000 tỷ đồng, chiếm hơn 53%, các bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Xây dựng đứng thứ 2 và các vị trí tiếp theo.

Đáng nói, Bộ Khoa học Công nghệ và Bộ Thông tin và Truyền thông được cấp nguồn ngân sách ít ỏi nhất, chỉ chiếm từ 1 - 2% tổng chi đầu tư ngân sách.

Đáng chú ý, nguồn vốn trung ương cấp cho các địa phương tiếp tục tăng mạnh, 6 tháng đầu năm 2017 đạt hơn 89.000 tỷ đồng, chiếm hơn 77% tổng chi đầu tư ngân sách. Trong nguồn vốn cấp cho địa phương, Hà Nội là nơi được thụ hưởng lượng vốn lớn nhất với 14.200 tỷ đồng, gần bằng 16% vốn ngân sách cấp cho các địa phương.

"Đặc biệt, nếu so Hà Nội với Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước, số vốn ngân sách cấp cho Hà Nội gấp gần 2 lần (TP.HCM được cấp ngân sách 7.700 tỷ đồng). Trong khi đó, khá nhiều tỉnh như Nghệ An, Thanh Hoá, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Bình Dương... vốn ngân sách Nhà nước chi cho đầu tư phát triển chỉ bằng số lẻ của Hà Nội.

Thực tế số vốn ngân sách cho địa phương được phân bổ phần nào phụ thuộc vào mức thu ngân sách và % các tỉnh nhận lại được. Hiện Hà Nội vẫn được giữ hơn 49% số thu ngân sách địa phương để tái đầu tư, trong khi đó TP.HCM chỉ được 23% số thu ngân sách để tái đầu tư cho địa phương.

Chính do việc cân đối số thu có sự chênh lệch và TP.HCM phải san sẻ cho các địa phương khác khi thu không đủ chi, đã khiến cho TP.HCM nơi tập trung lượng DN đông đảo nhất cả nước lại có hạ tầng chưa được đầu tư tương xứng và thua thiệt so với Hà Nội và một số địa phương khác.

Mới đây, tại buổi làm việc của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với lãnh đạo TP.HCM ngày 23/6, ông Nguyễn Ngọc Đông Thứ trưởng Bộ GTVT đánh giá: Dù là đầu tàu kinh tế cả nước nhưng hạ tầng giao thông TP.HCM phát triển chưa tốt. “Hạ tầng giao thông đường bộ của TPHCM hiện kém xa Hà Nội”.

Ông Đông nhấn mạnh: Khó khăn trong vận tải là rào cản lớn, là điểm nghẽn trong sự phát triển kinh tế của TPHCM trước mắt và cả tương lai xa.

Theo VOV

>> Những tỉnh, thành nào nộp ngân sách cao nhất nước?

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...