Vì sao KLF bất ngờ muốn "xé giấy" hút thêm 980 tỷ đồng tăng vốn?

KLF - một thành viên của FLC Group bất ngờ triệu tập họp ĐHCĐ bất thường vào tháng 10 tới nhằm thông qua phương án chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu và chào bán riêng lẻ 98 triệu cổ phiếu để huy đ
Vì sao KLF bất ngờ muốn "xé giấy" hút thêm 980 tỷ đồng tăng vốn?

Thị trường đang dồn sự chú ý vào động thái lạ của Tập đoàn FLC (mã: FLC) và CTCP Liên doanh Đầu tư Quốc tế KLF (mã: KLF) khi hay công ty triệu tập họp ĐHCĐ bất thường vào cùng thời điểm trong tháng 10/2017 tới đây. Trong đó, KLF chốt danh sách dự kiến là ngày 10/10/2017.

Chiều 21/9, KLF công bố nội dung họp ĐHCĐ bất thường là thông qua các vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHCĐ song vẫn chưa công bố các tài liệu họp, tờ trình nội dung cụ thể.

Còn thông tin lan truyền trên thị trường là khả năng KLF sẽ trình kế hoạch tăng vốn điều lệ thông qua chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu và chào bán riêng lẻ.

Có phương án được đặt ra là KLF sẽ phát hành huy động vốn 450 tỷ đồng cổ phần từ cổ đông hiện hữu, và chào bán riêng lẻ 530 tỷ đồng cho các cổ đông khác. Tổng khối lượng phát hành 980 tỷ đồng.

Mục đích huy động vốn lần này vẫn chưa được xác tín bởi lãnh đạo KLF cũng như từ phía tập đoàn FLC - cổ đông lớn và người liên quan nội bộ của KLF.

Được biết, KLF thành lập vào ngày 18/9/2009 với 5 cổ đông sáng lập là cá nhân. Ngành nghề kinh doanh: hoạt động đại lý bán vé máy bay; buôn bán vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng; đại lý du lịch; chăm sóc và duy trì cảnh quan; cung cấp ăn uống... 

Trong khi đó, mới đây Tập đoàn FLC đã hé lộ thông tin về kế hoạch thành lập một hãng hàng không riêng có quy mô vốn tối thiểu 700 tỷ đồng, và chủ yếu khai thác các tuyến bay đến và đi nối thẳng tới các khu nghỉ dưỡng của FLC tại Quảng Ninh, Quy Nhơn, Thanh Hoá... Đến nay, FLC vẫn chưa cho biết thông tin gì thêm về kế hoạch phát triển hãng bay tư nhân trong bối cảnh ngành hàng không Việt Nam đang mở rộng phát triển, tư nhân hoá mạnh mẽ song thực tế, một vài hãng bay tư nhân đã bị thất bại, rời bỏ thị trường. 

Câu hỏi đặt ra là, KLF và FLC triệu tập họp ĐHCĐ bất thường cùng một thời điểm, trong đó KLF muốn tăng vốn điều lệ nghìn tỷ để phục vụ cho mục tiêu "mở rộng đầu tư" trong thời gian tới liệu có liên quan gì tới tham vọng phát triển hãng bay Bamboo Airways của tỷ phú Trịnh Văn Quyết hay không?

Cũng liên quan tới FLC, ông Trịnh Văn Quyết, chủ tịch HĐQT tập đoàn FLC liên tục tăng mua cổ phiếu với tổng lượng đã thực hiện và đang mua lên tới 35 triệu cổ phiếu FLC, nhằm nâng sở hữu. Tính đến 22/8/2017, ông Quyết đã sở hữu hơn 144 triệu cổ phiếu, chiếm tỷ lệ 22,4% vốn điều lệ công ty FLC.  

Ghi nhận trong 6 tháng đầu năm 2017, kết quả kinh doanh của KLF sụt giảm đáng kể, cụ thể, tổng doanh thu chỉ đạt 533,2 tỷ đồng, giả hơn 10% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế sụt giảm gần 18% chỉ đạt 3,98 tỷ đồng. Theo giải trình của KLF, nguyên nhân kết quả kinh doanh sụt giảm là do một số mảng hoạt động không hiệu quả như: đại lý vé máy bay, kinh doanh sân golfnet… đồng thời công ty đang tập trung vào các hoạt động kinh doanh khác hiệu quả hơn.

Trên sàn chứng khoán, cổ phiếu KLF đang "gây bão" khi tăng trần 4 phiên liên tục từ mức giá 3.500 đồng/CP, hiện đã vượt 5.700 đồng/CP. Khối lượng giao dịch đạt kỷ lục tới hơn 24 triệu đơn vị vào phiên ngày hôm qua 21/9. 

>> FLC và KLF cùng bất ngờ triệu tập ĐHCĐ bất thường

Có thể bạn quan tâm

Những "ông hoàng" tiền mặt trên sàn chứng khoán Việt

Những "ông hoàng" tiền mặt trên sàn chứng khoán Việt

Nhiều doanh nghiệp đang sở hữu lượng tiền mặt khổng lồ lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng. Điều này giúp họ thu về khoản lãi tiền gửi lớn, con số tương đương với lợi nhuận ròng cả năm mà nhiều doanh nghiệp khác phải nỗ lực đạt được...

Nvidia và Walmart giúp chứng khoán Mỹ tăng điểm, giá dầu đi ngang

Nvidia và Walmart giúp chứng khoán Mỹ tăng điểm, giá dầu đi ngang

Hai trong ba chỉ số chính của Phố Wall đều ghi điểm nhờ sự bứt phá mạnh mẽ của nhóm cổ phiếu công nghệ và các nhà đầu tư háo hức chờ đợi báo cáo tài chính từ Nvidia. Trong khi đó, cổ phiếu Walmart cũng tăng mạnh sau khi nhà bán lẻ nâng dự báo doanh thu hàng năm…

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

Nasdaq và S&P 500 đã khép lại phiên giao dịch thứ Hai với mức tăng nhẹ, hồi phục một phần tổn thất sau nhiều phiên giảm trước đó. Các nhà đầu tư hiện đang háo hức chờ đợi báo cáo lợi nhuận quý của Nvidia…

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

Sau khi nâng vốn lên 19.613 tỷ đồng, TCBS vươn lên vị trí dẫn đầu trong ngành chứng khoán về vốn điều lệ, vượt qua Chứng khoán SSI. Tuy nhiên, “ngôi vương” này có thể sẽ sớm đổi chủ khi SSI đang triển khai chào bán 151,1 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 18.130 tỷ đồng lên 19.641 tỷ đồng...

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Đồng USD mạnh lên có thể khiến các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi các thị trường mới nổi như Việt Nam để quay lại thị trường Mỹ. Điều này có thể dẫn đến việc chiết khấu định giá trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tương tự như những gì xảy ra trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump...