Vì sao OCB tăng mạnh trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trong quý I?

Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2020, đáng chú ý, OCB đã dành tới 370 tỷ đồng cho dự phòng, tăng 212 tỷ đồng, tương đương 134%.

Quý I/2020, lợi nhuận sau thuế trong kỳ của OCB đạt 886 tỷ đồng, tăng 457 tỷ đồng, tương đương 107% so với quý 1/2019. Như vậy, lãi của OCB đã tăng gấp đôi.

OCB có kết quả kinh doanh rất khả quan khi tất cả các hoạt động, trừ mua bán chứng khoán kinh doanh và kinh doanh ngoại hối tăng trưởng tốt. Mua bán chứng khoán kinh doanh chỉ mang về cho OCB 5,1 tỷ đồng tiền lãi, giảm mạnh so với khoản lãi 16,4 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, hoạt động ngoại hối khiến OCB lỗ 18,9 tỷ đồng.

Trong khi đó, thu nhập lãi tăng 464 tỷ đồng, tương đương 21,5% lên 2.620 tỷ đồng. Lãi từ hoạt động dịch vụ tăng nhẹ từ 125 tỷ đồng lên 151 tỷ đồng.

Đáng chú ý nhất là mua bán chứng khoán đầu tư. Hoạt động này mang về cho OCB khoản lãi lên đến 653 tỷ đồng, tăng 459 tỷ đồng, tương đương 237% so với quý 1/2019. Nhờ đó, tổng thu nhập hoạt động tăng từ 1.321 tỷ đồng lên 2.006 tỷ đồng.

Dù tổng thu nhập hoạt động tăng mạnh nhưng OCB gây bất ngờ khi OCB thực hiện chính sách "thắt lưng buộc bụng". Trong kỳ, chi phí hoạt động tại OCB giảm 98 tỷ đồng, tương đương 15,6% xuống 529 tỷ đồng.

Trong quý I/2020, OCB đã dành tới 370 tỷ đồng cho dự phòng, tăng 212 tỷ đồng, tương đương 134%.

Bất ngờ ở chỗ OCB tăng mạnh trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trong bối cảnh nợ xấu đang được cải thiện. Tại thời điểm 31/3/2020, nợ xấu của OCB là 1.300 tỷ đồng, chiếm 1,68% tổng dư nợ tín dụng. Tỷ lệ nợ xấu hồi cuối năm 2019 là 1,84%.

Tỷ lệ nợ xấu và nợ có khả năng mất vốn tại OCB giảm dù tín dụng tại OCB tăng trưởng đáng kể. Cuối quý, chỉ tiêu cho vay khách hàng đạt 77.322 tỷ đồng, tăng 6.231 tỷ đồng, tương đương 8,8% so với cuối năm 2019. Đây là tỷ lệ tăng khá cao.

Cùng với hoạt động tín dụng, huy động vốn tại OCB cũng cải thiện mạnh. Chỉ tiêu tiền gửi khách hàng tăng 2.810 tỷ đồng, tương đương 4,1% so với cuối năm 2019. OCB là một trong những ngân hàng có lãi suất huy động từ 8%/năm trở lên.

Xem thêm

Agribank thoái vốn tại ngân hàng OCB

Agribank thoái vốn tại ngân hàng OCB

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) vừa thông báo sẽ tổ chức bán đấu hơn 468.000 cổ phần tại Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) do ngân hàng này sở hữu.
Tập đoàn FLC hợp tác chiến lược với ngân hàng OCB

Tập đoàn FLC hợp tác chiến lược với ngân hàng OCB

Với chiến lược phát triển đa ngành, trong đó bất động sản, nghỉ dưỡng và hàng không là cốt lõi, Tập đoàn FLC muốn hợp tác với các tổ chức tài chính, tín dụng đặc biệt là OCB để thiết lập hệ sinh thái

Có thể bạn quan tâm

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Khảo sát đầu tháng 11 cho thấy, biểu lãi suất huy động được ngân hàng ACB tiếp tục duy trì ổn định tại tất cả các kỳ hạn. Do đó, khung lãi suất hiện đang dao động trong khoảng 2,3 – 4,5%/năm đối với kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Sang tháng mới, ngân hàng Sacombank duy trì ổn định khung lãi suất huy động cả hình thức gửi tiết kiệm truyền thống và trực tuyến. Theo đó, khách hàng gửi tiết kiệm truyền thống được hưởng lãi suất trong khoảng 2,8 – 5,2%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Qua so sánh, biểu lãi suất tiền gửi ngân hàng HDBank trong tháng này được duy trì ổn định so với cùng kỳ. Do đó, 3,35 - 8,1%/năm là khung lãi suất được áp dụng khách hàng cá nhân, kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, hình thức lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Theo khảo sát mới nhất, khung lãi suất tiết kiệm ngân hàng BIDV dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp không có sự thay đổi so với tháng trước. Qua so sánh, 4,7%/năm là mức lãi suất cao nhất được áp dụng cho các khoản tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Tăng trưởng lành mạnh và bền vững, TPBank báo lãi gần 5.500 tỷ đồng

Bức tranh lợi nhuận tươi sáng của TPBank

Cuộc đua trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng trở nên khốc liệt, tuy nhiên TPBank vẫn luôn giữ vững vị thế, với kết quả kinh doanh quý 3, một lần nữa khẳng định năng lực cạnh tranh vượt trội của ngân hàng này...