Vì sao Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đề xuất cấm nhập khẩu xăng dầu?

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam kiến nghị Bộ Công Thương, Bộ Tài chính xem xét hạn chế tối đa/cấm nhập khẩu các sản phẩm xăng dầu trong giai đoạn chưa kiểm soát được dịch bệnh Covid-19.
Vì sao Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đề xuất cấm nhập khẩu xăng dầu?

Theo PVN, do giá dầu thô hiện giảm sâu và dịch bệnh Covid-19 đã và đang diễn biến rất phức tạp, tác động trực tiếp, mạnh mẽ lên toàn bộ đời sống kinh tế đã khiến hoạt động sản xuất và kinh doanh xăng dầu của PVN tiếp tục gặp rất nhiều khó khăn.

Trong quý I/2020, tổng nhu cầu tiêu thụ xăng dầu ước giảm khoảng 30% và dự kiến sẽ tiếp tục giảm khi toàn bộ thị trường du lịch, dịch vụ, vận tải đóng băng. Tồn kho các sản phẩm xăng dầu tại hai nhà máy lọc dầu Dung Quất và Nghi Sơn luôn ở mức cao, đặc biệt là mặt hàng xăng. Tại một số thời điểm, tồn kho xăng ở mức trên 90%.

"Các nhà máy lọc dầu Dung Quất của PVN đang chịu áp lực từ cả đầu vào (giảm giá hàng tồn kho) lẫn đầu ra (khách hàng hủy, giãn nhận hàng do nhu cầu xuống mức rất thấp)", PVN lo lắng.

Dẫn số liệu của Tổng cục Hải quan, PVN lo ngại tổng lượng nhập khẩu xăng dầu các loại trong 2 tháng đầu năm 2020 là 1,356 triệu tấn.

Nếu so sánh với tổng khối lượng sản xuất 2,16 triệu tấn của 2 nhà máy lọc dầu Nghi Sơn (1,15 triệu tấn) và Dung Quất (1,01 triệu tấn), thì lượng nhập khẩu đã chiếm 39% tổng nhu cầu tiêu thụ nội địa.

Do đó, PVN cho rằng lượng nhập khẩu quá lớn thực sự đã gây khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm xăng dầu sản xuất trong nước.

Vì thế, PVN khẩn thiết kiến nghị Bộ Công Thương, Bộ Tài chính xem xét ban hành các cơ chế chính sách hạn chế tối đa/cấm nhập khẩu các sản phẩm xăng dầu trong giai đoạn chưa kiểm soát được dịch bệnh Covid cũng như thị trường tiêu thụ xăng dầu nội địa đang rất khó khăn.

Đồng thời tiếp tục có các biện pháp nhằm kiểm soát chặt chẽ đối với chất lượng xăng dầu lưu thông trên thị trường, tăng cường các giải pháp phòng chống gian lận thương mại và bán phá giá xăng dầu.

Trước đó, ngày 11/3/2020, Bộ Công Thương đã có công văn số 1730/BCT-TTTN gửi các thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu trong đó đã đề nghị các Thương nhân điều chỉnh kế hoạch nhập khẩu xăng dầu phù hợp, hạn chế nhập khẩu xăng dầu từ nước ngoài, ưu tiên sử dụng nguồn xăng dầu từ các nhà máy lọc hóa dầu trong nước.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...