Việt Nam bất ngờ trở lại xuất siêu mạnh

Ngày 12/7, Tổng cục Hải quan công bố thông tin sơ bộ tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong nửa cuối tháng 6/2018 (từ ngày 16/6 đến ngày 30/6/2018) với diễn biến đảo chiều của cán cân th
Việt Nam bất ngờ trở lại xuất siêu mạnh

Cụ thể, số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 2 tháng 6/2018 (từ ngày 16/6 đến 30/6/2018) đạt 19,84 tỷ USD, tăng 4,5% (tương ứng tăng 855 triệu USD) so với kết quả thực hiện trong nửa đầu tháng 6/2018.

Kết quả đạt được trong nửa cuối tháng 6/2018 đã đưa tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước sau nửa đầu năm 2018 đạt 225,02 tỷ USD, tăng 12,9%, tương ứng tăng 25,72 tỷ USD về mặt số tuyệt đối so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, tổng trị giá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đạt 144,83 tỷ USD, tăng 11,9%, tương ứng tăng 15,35 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2017.

Đáng chú ý, theo số liệu của Tổng cục Hải Quan, trong kỳ 2 tháng 6 năm 2018, cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu tới gần 0,87 tỷ USD, qua đó đưa mức thặng dư của cả nước trong 6 tháng đầu năm 2018 lên 3,36 tỷ USD.

"Cán cân thương mại bất ngờ thặng dư lớn trong bối cảnh tỷ giá USD/VND biến động...

Dữ liệu trên cho thấy cán cân thương mại đã đảo chiều khá mạnh, từ hướng nhập siêu thể hiện trong tháng 5 và ước tính trong tháng 6 theo cập nhật ở các báo cáo tình hình nền kinh tế 6 tháng đầu năm 2018 công bố vừa qua.

Như ở cập nhật ước tính của Tổng cục Thống kê công bố vào cuối tháng 6, cán cân thương mại hàng hóa tháng 6/2018 ước tính nhập siêu 100 triệu USD, dẫn tới mức xuất siêu tính chung 6 tháng đầu năm ước tính giảm xuống còn 2,71 tỷ USD. Và đây cũng là dữ liệu Bộ Công Thương ước tính và cập nhật vừa qua.

Do thời điểm lập báo cáo và ngày chốt dữ liệu ước tính, nên thực tế có thể có những thay đổi. Và dữ liệu của Tổng cục Hải Quan cập nhật đến ngày kết thúc của tháng 6/2018 đã cho thấy thay đổi lớn như trên: Việt Nam đã trở lại xuất siêu khá mạnh nửa cuối tháng 6 dẫn đến mức thặng dư lũy kế 6 tháng khá cao với 3,36 tỷ USD.

Diễn biến cân đối cán cân thương mại đến thời điểm này trở nên đáng chú ý hơn, khi tỷ giá USD/VND trên thị trường có biến động mạnh lên gần một tháng trở lại đây. Trong đó, cân đối xuất nhập khẩu là một cấu phần quan trọng, phản ánh cân đối nguồn và cung - cầu ngoại tệ.

Với dữ liệu trên, Việt Nam đã trở lại xuất siêu khá mạnh trong nửa cuối tháng 6, tiếp tục tạo thêm một trong những cơ sở thuận lợi cho mục tiêu giữ ổn định tỷ giá USD/VND một cách tương đối.

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.