Kể từ đó, môn gôn đã phát triển không ngừng và tính tới thời điểm hiện tại, có khoảng 40 sân gôn đang mở cửa đón khách và theo kế hoạch, nhiều nhữngnhững sân gôn khác đang trong quá trình xây dựng sẽ tiếp tục được đưa vào hoạt động trong năm nay và 2018.
Đóng góp không nhỏ cho sự phát triển mạnh mẽ của ngành gôn phải kể đến tầm nhìn xa của một số doanh nhân Việt Nam – những người tiên phong triển khai chiến lược của chính phủ để phát triển thị trường gôn đầy tiềm năng, hứa hẹn sẽ thúc đẩy mạnh mẽ ngành du lịch gôn cũng như mang lại một nguồn thu ngoại hối mạnh mẽ cho đất nước.
Một trong số những người đi đầu là Bà Nguyễn Thị Nga, nhà phát triển và chủ sân gôn lớn nhất tại Việt Nam. Bà là một trong những doanh nhân nữ hàng đầu Việt Nam thành công trong các lĩnh vực bất động sản, khách sạn, du lịch, thương mại ô tô và gôn.
Những sáng kiến của bà về phát triển ngành gôn trong những năm qua là một chiến lược được đầu tư kỹ lưỡng tỉ mỉ nhằm phát triển bộ môn gôn tại Việt Nam. Chiến lược không chỉ đơn thuần là xây dựng các sân gôn mới mà thực tế đây là một chương trình toàn diện được triển khai để phát triển cơ sở hạ tầng gôn trong cả nước, với mục đích sẽ có thêm nhiều người Việt Nam hơn nữa được tiếp cận với bộ môn này, đồng thời, tạo cơ hội việc làm cho người dân và tạo ra doanh thu, đặc biệt là trong lĩnh vực du lịch thông qua việc quảng bá du lịch gôn.
Trong bối cảnh trên, Bà đã ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược với Nicklaus Design, tập đoàn thuộc sở hữu của huyền thoại gôn Jack Nicklaus để khởi công xây dựng ít nhất mười sân gôn mới trong một vài năm tới. Những sân gôn đẳng cấp đang được công ty của Bà, Tập đoàn BRG vận hành bao gồm câu lạc bộ gôn 54 hố tại Hà Nội là Kings’ Island Golf Resort, trong đó có 36 hố đang vận hành và sân Kings Course 18 hố sắp được khai trương do Jack II thiết kế, sân gôn Legend Hill Golf Resort, sân gôn Ruby Tree Golf Resort và sân gôn Đà Nẵng Golf Resort.
Tại Hội nghị Gôn Châu Á Thái Bình Dương được tổ chức tại Đà Nẵng từ ngày 14 đến ngày 16 tháng 11 năm 2017, Madame Nga sẽ chính thức được vinh danh vào Giải Thưởng Asia Pacific Golf Hall Of Fame. Bà là người phụ nữ đầu tiên được trao giải thưởng uy tín này và cũng là một trong số 15 người có quyền lực nhất trong giới kinh doanh gôn ở Châu Á.
Việt Nam đã chuyển mình ấn tượng trở thành một trong những nền kinh tế sôi động và năng động nhất châu Á. Từ năm 2000, quốc gia này đạt mức tăng trưởng GDP trung bình hàng năm là 6,45%. Người góp phần trong xu thế tăng trưởng mạnh mẽ này là ông Lê Văn Kiểm - anh hùng Lao động, một doanh nhân thành đạt, nhà công nghiệp, nhà xây dựng, nhà từ thiện và cũng là một gôn thủ dày dạn kinh nghiệm.
Ông là một tay gôn có trình độ kỹ thuật cao và ở tuổi 54, ông đại diện cho Việt Nam chơi gôn tại Thế vận hội Đông Nam Á lần thứ 19 tại Brunei. Với điểm chấp là 2, ông đã từng được xếp vào danh sách 2 gôn thủ hàng đầu trong cả nước. Tinh thần thi đấu thể thao của ông đã được chính Nhà nước công nhận và ông được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch Uỷ ban Olympic Việt Nam.
Ông Kiểm là chủ sở hữu của ba sân gôn với nhiều giải thưởng tại Việt Nam và ở nước láng giềng Lào. Dự án mới nhất của ông là đầu tư xây dựng một sân gôn 27 lỗ liên kết ở vịnh Cam Ranh được thiết kế bởi ngôi sao của làng gôn đã từng được vinh danh trong Hall of Fame, ông Greg Norman.
Sân gôn Cam Ranh Links, được xây dựng trên khu đất rộng 800 hecta với 5km mặt tiền nhìn ra biển tại vịnh Cam Ranh. Khu nghỉ mát trị giá hàng tỉ đô la khi hoàn thành sẽ bao gồm nhiều khách sạn 4, 5 và 6 sao, khu giải trí đẳng cấp thế giới, bến du thuyền cao cấp, câu lạc bộ polo, công viên giải trí, biệt thự sang trọng và nhiều điểm tham quan hấp dẫn khác.
Về hoạt động từ thiện của mình, ông Kiém đã trao hơn 40 triệu đô la mỹ và cam kết dành 5 triệu đô la mỹ cho Quỹ Bill và Melinda Gates để thành lập Quỹ Y tế Việt Nam. Ông Kiểm cũng cam kết sẽ tài trợ 1 triệu đô la Mỹ mỗi năm cho Quỹ Gates và triết lý chủ đạo của ông về hoạt động từ thiện được dựa trên những điều sau đây: "Bạn chỉ cảm thấy thực sự sống nếu bạn rộng lòng làm điều gì đó cho một người, dù người đó không thể nào trả ơn bạn được”.
Với những đóng góp to lớn của mình cho bộ môn gôn ở Việt Nam và với vai trò lãnh đạo của ông trong việc phát triển ngành gôn ở khu vực Đông Dương, ông Kiểm sẽ vinh dự là người đầu tiên nhận được giải thưởng đặc biệt Asia Pacific Golf Pioneer Award.
Ông Kiểm được tôn vinh trong giải thưởng Asia Pacific Golf Hall of Fame vào năm 2015 và ông cũng là một trong số 15 người quyền lực nhất trong ngành kinh doanh gôn ở Châu Á.
>> Giải vô địch Gôn liên Châu Á Thái Bình Dương 2017 – Cơ hội kết nối doanh nhân Gôn khu vực