Việt Nam có 5 đại diện lọt top 2.000 doanh nghiệp lớn nhất thế giới của Forbes

5 đại diện lọt trong Top 2.000 gồm Vietcombank, VietinBank, Tập đoàn Hòa Phát, BIDV và Techcombank. Forbes sử dụng số liệu tài chính của 12 tháng gần nhất tính với 4 tiêu chí doanh thu, lợi nhuận thuần, tổng tài sản và giá trị thị trường để xếp hạng các doanh nghiệp trên toàn cầu.
Việt Nam có 5 đại diện lọt top 2.000 doanh nghiệp lớn nhất thế giới của Forbes

Tạp chí Forbes vừa công bố danh sách Global 2.000 năm 2022 xếp hạng 2.000 doanh nghiệp lớn nhất thế giới theo 4 tiêu chí là doanh thu, lợi nhuận thuần, tổng tài sản và giá trị thị trường.

Forbes sử dụng số liệu tài chính của 12 tháng gần nhất tính đến ngày 22/4/2022 để xếp hạng các doanh nghiệp trên toàn cầu.

Theo Forbes, có 58 quốc gia sở hữu đại diện trong danh sách Global 2000 năm 2022. Trong đó, Mỹ tiếp tục là đất nước đứng đầu về số lượng doanh nghiệp lớn nhất toàn cầu với 590 công ty, tiếp theo là Trung Quốc / Hồng Kông (351) và Nhật Bản (196).

Việt Nam có 5 đại diện lọt trong Top 2000 là Vietcombank (xếp hạng 950), VietinBank (xếp hạng 1.560), Tập đoàn Hòa Phát (xếp hạng 1.564), BIDV (xếp hạng 1.605), và Techcombank (xếp hạng 1.854).

Thống kê cụ thể về thứ hạng và các chỉ tiêu tài chính được thể hiện trong bảng dưới đây:

Nhập chú thích ảnh
Nhập chú thích ảnh

Năm 2021, Hòa Phát ghi nhận lãi sau thuế 34.521 tỷ đồng, tương đương 1,5 tỷ USD, cao nhất trong số 5 công ty Việt trong danh sách Global 2000 và đứng thứ 2 toàn thị trường chứng khoán Việt Nam.

Ngân hàng BIDV có tổng tài sản hơn 1,76 triệu tỷ đồng (tương đương 77 tỷ USD), cao nhất toàn thị trường chứng khoán Việt Nam. Vietcombank đứng đầu vốn hóa với giá trị thị trường gần 17 tỷ USD.

Forbes cho biết các doanh nghiệp trong danh sách Global 2000 năm nay có tổng doanh thu khoảng 47.600 tỷ USD, tổng lợi nhuận 5.000 tỷ USD, tổng tài sản 233.700 tỷ USD và tổng vốn hóa 76.500 tỷ USD.

Theo Forbes, mức vốn hóa tối thiểu trong danh sách năm nay là 7,6 tỷ USD, thấp hơn so với mức 8,26 tỷ USD của năm ngoái do thị trường chứng khoán toàn cầu diễn biến tiêu cực. Tuy nhiên, mức tối thiểu với cả ba tiêu chí còn lại là doanh thu, tài sản và lợi nhuận đều tăng.

Tập đoàn Berkshire Hathaway của tỷ phú Warren Buffett lần đầu tiên giành ngôi vương kể từ khi Forbes công bố danh sách này lần đầu tiên vào năm 2003. Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC) rớt xuống vị trí số 2 sau khi đứng đầu 9 năm liên tiếp.

Nhóm dầu khí đã phục hồi nhanh chóng từ mức thấp của năm ngoái, nhờ giá dầu tăng. Trong đó, ExxonMobil vọt lên vị trí 15 từ vị trí 317 vào năm 2021 và Shell tăng từ vị trí 324 lên 16.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...