Việt Nam đã đạt thoả thuận về công nhận 'hộ chiếu vaccine' lẫn nhau với 15 nước

Tính đến 2/3, Việt Nam đã đạt được thỏa thuận về công nhận hộ 'chiếu vaccine' lẫn nhau với 15 nước, gồm Nhật Bản, Hoa Kỳ, Anh, Australia, Ấn Độ, Belarus, Campuchia, Philippines, Palestine, Maldives, New Zealand, Sri Lanka, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ và Singapore.
Việt Nam đã đạt thoả thuận về công nhận 'hộ chiếu vaccine' lẫn nhau với 15 nước

Tại họp báo thường kỳ Bộ ngoại giao trả lời câu hỏi phóng viên về tiến độ khôi phục chính sách thị thực áp dụng cho du khách đến Việt Nam như trước khi có dịch COVID-19, và Việt Nam đã công nhận "hộ chiếu vaccine" của bao nhiêu nước, vùng lãnh thổ và ngược lại, người phát ngôn Bộ ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết:

Tính đến ngày 2/3/2022, Việt Nam đã đạt được thỏa thuận về công nhận "hộ chiếu vaccine" lẫn nhau với 15 nước, bao gồm Nhật Bản, Hoa Kỳ, Anh, Australia, Ấn Độ, Belarus, Campuchia, Philippines, Palestine, Maldives, New Zealand, Sri Lanka, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ và Singapore.

Hiện nay, người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và thân nhân mang giấy tờ nhập cảnh hợp lệ được nhập cảnh Việt Nam theo quy định tại Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. Người nước ngoài vào du lịch thực hiện theo Hướng dẫn thí điểm đón khách du lịch quốc tế của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Công dân Việt Nam được tự do về nước trên các chuyến bay thương mại quốc tế thường lệ.

Nhằm góp phần khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường hội nhập quốc tế trong trạng thái bình thường mới, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương giữa Việt Nam với các quốc gia và vùng lãnh thổ, hiện Bộ Ngoại giao đã có báo cáo Thủ tướng Chính phủ để xem xét, quyết định phương án cụ thể về việc cấp thị thực và miễn thị thực.

(i) Áp dụng thủ tục, quy trình cấp thị thực, giấy miễn thị thực theo quy định tại Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và cư trú của người nước ngoài năm 2014, sửa đổi, bổ sung năm 2019 và các văn bản hướng dẫn thi hành, bãi bỏ các yêu cầu về duyệt phương án cách ly sau nhập cảnh, bãi bỏ hạn chế theo mục đích nhập cảnh.

(ii) Phục hồi chính sách miễn thị thực song phương theo các điều ước quốc tế với các nước hoặc theo nguyên tắc có đi có lại, bãi bỏ yêu cầu về duyệt nhân sự và phương án cách ly tại địa phương;

(iii) Phục hồi chính sách miễn thị thực đơn phương với 13 nước theo quy định tại Điều 13 Luật Xuất Nhập cảnh và theo các Nghị quyết của Chính phủ.

Khi được thông qua, Bộ Ngoại giao sẽ thông báo rộng rãi để người dân, doanh nghiệp cũng như người nước ngoài biết và thực hiện một cách thuận lợi.

Bà Lê Thị Thu Hằng cho biết thêm, nhờ có những nỗ lực rất quyết liệt và hiệu quả trong công tác ngoại giao vaccine, đến nay, có thể nói Việt Nam đã có tỷ lệ tiêm chủng cao. Đây là cơ sở vững chắc để Việt Nam chuyển sang giai đoạn thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát, hiệu quả dịch bệnh COVID-19 và phục hồi kinh tế.

Trên tinh thần đó, Chính phủ đã quyết định việc mở cửa lại hoạt động du lịch bình thường từ ngày 15/3. Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ, hiện nay, các bộ, ngành liên quan của Việt Nam đang tích cực chuẩn bị để hướng tới mục tiêu này.

Bộ Ngoại giao đang tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch để hoàn thiện phương án mở cửa lại hoạt động du lịch cũng như xây dựng lại chính sách về thị thực đối với khách du lịch nhập cảnh Việt Nam.

Trả lời câu hỏi phóng viên về công văn số 920 của Bộ Y tế ngày 26/2 quy định về điều kiện nhập cảnh cho du khách nước ngoài, bà Hằng khẳng định lập trường, quan điểm, chủ trương của chính phủ Việt Nam: Hiện nay Việt Nam đã chuyển sang giai đoạn thích ứng an toàn, vừa kiểm soát tốt dịch bệnh, vừa tạo điều kiện để phục hồi, phát triển kinh tế.

Chúng tôi cho rằng quyết định của Chính phủ vừa qua, mở cửa lại du lịch ngày 15/03 không chỉ tạo thuận lợi cho khách du lịch quốc tế mà còn tạo thuận lợi cho việc giao lưu nhân dân, người nước ngoài đến học tập, làm việc, kinh doanh, đầu tư tại Việt Nam. Các bộ, ngành của Việt Nam thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ theo hướng, chủ trương này.

Bộ ngoại giao sẽ trao đổi lại với Bộ Y Tế để làm rõ những vướng mắc trong quá trình thực hiện công văn số 920.

Xem thêm

Hiểu đúng và đủ về “hộ chiếu vaccine”

Hiểu đúng và đủ về “hộ chiếu vaccine”

“Hộ chiếu vaccine” thực chất là giấy chứng nhận đã tiêm chủng đầy đủ 2 mũi vắc xin ngừa Covid-19, được điều chỉnh theo Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm và Điều lệ kiểm dịch Y tế quốc tế.
EU sẽ lập "hạn sử dụng" cho hộ chiếu vaccine

EU sẽ lập "hạn sử dụng" cho hộ chiếu vaccine

Liên minh châu Âu đang xem xét ngày hết hạn đối với hộ chiếu vaccine - vốn là "giấy thông hành" cho phép khách du lịch có một số quyền tự do đi lại trong khi đại dịch vẫn đang hoành hành.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...