Chuyến bay đầu tiên thí điểm đón khách có “Hộ chiếu vaccine” đã hạ cánh tại sân bay Vân Đồn

13h30 chiều ngày 4/9, sân bay Vân Đồn đã đón chuyến bay đầu tiên thí điểm chương trình cách ly y tế 7 ngày. Các công dân trên chuyến bay phải tiêm đủ liều vắc xin phòng Covid-19.
Chuyến bay đầu tiên thí điểm đón khách có “Hộ chiếu vaccine” đã hạ cánh tại sân bay Vân Đồn

Chuyến bay mang số hiệu VN5311 chở 297 công dân Việt Nam từ Nhật Bản đã hạ cánh an toàn tại Cảng hàng không Quốc tế Vân Đồn, Quảng Ninh (VDO).

Là chuyến bay đầu tiên áp dụng thí điểm chương trình cách ly y tế 7 ngày của Bộ Y tế, toàn bộ hành khách trên chuyến bay cần đáp ứng đủ 2 điều kiện. Thứ nhất, phải tiêm đủ liều vắc xin phòng Covid-19 (liều cuối cùng tiêm trong thời gian ít nhất 14 ngày và không quá 12 tháng tính đến thời điểm nhập cảnh).

Thứ hai, có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 (bằng phương pháp RT-PCR/RT-LAMP) trong vòng 72 giờ trước khi xuất cảnh và được cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại chứng nhận.

Sau khi nhập cảnh tại sân bay Vân Đồn, hành khách đã di chuyển về khách sạn Novotel Hạ Long (Quảng Ninh) thực hiện cách ly y tế tập trung 7 ngày (rút ngắn 7 đến 14 ngày so với quy trình bình thường, tùy thuộc vào chủng biến thể Covid-19 nơi hành khách xuất cảnh). Toàn bộ quy trình đón tại sân bay và đưa hành khách về nơi cách ly được thực hiện quy củ, chuyên nghiệp, tuân thủ nghiêm túc chỉ đạo của Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Y tế, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho toàn bộ hành khách và các lực lượng phục vụ chuyến bay tại đây.

Quy trình đón khách nhập cảnh được sân bay Vân Đồn áp dụng các biện pháp an toàn phòng dịch mức độ cao nhất

Quy trình đón khách nhập cảnh được sân bay Vân Đồn áp dụng các biện pháp an toàn phòng dịch mức độ cao nhất

Giám đốc sân bay quốc tế Vân Đồn, ông Phạm Ngọc Sáu chia sẻ, quy trình đón khách nhập cảnh vẫn tuân thủ các quy chuẩn phòng dịch tuyệt đối an toàn được sân bay áp dụng lâu nay. Theo đó, để ứng phó với diễn biến dịch và các nguy cơ lây lan từ biến chủng mới, sân bay đã nâng mức áp dụng các biện pháp an toàn phòng chống dịch lên mức độ cao nhất. 

Cụ thể, hành khách hạ cánh xuống sân bay được đo thân nhiệt, khai báo y tế bắt buộc và làm thủ tục nhập cảnh, hải quan tại khu vực riêng biệt. Hành khách cũng được hướng dẫn đeo khẩu trang, giữ khoảng cách an toàn. Hành lý xách tay và hành lý ký gửi đều được khử trùng bằng chất khử trùng chuyên dụng.

Đồng thời, khu vực nhà ga và luồng di chuyển của khách được phun khử trùng, khử khuẩn; Cán bộ nhân viên làm việc tại sân bay khi tham gia đón các chuyến bay thí điểm này phải tuân thủ tuyệt đối quy tắc phòng dịch như: đeo khẩu trang chuyên dụng, mặc đồ bảo hộ theo tiêu chuẩn, đảm bảo khoảng cách an toàn với khách hàng và thực hiện khử khuẩn liên tục.

Sân bay Vân Đồn là nơi đầu tiên thí điểm đón chuyến bay “Hộ chiếu vaccine”

Sân bay Vân Đồn là nơi đầu tiên thí điểm đón chuyến bay “Hộ chiếu vaccine”

Ông Phạm Ngọc Sáu khẳng định: “Các chuyến bay đưa khách quốc tế về Việt Nam áp dụng hình thức thí điểm cách ly y tế 7 ngày sẽ tạo tiền đề cho việc mở rộng phạm vi hơn nữa tới những người có nhu cầu đi lại thực sự. Đó là những đồng bào từ các vùng dịch trên thế giới có nguyện vọng hồi hương, các doanh nhân, đội ngũ chuyên gia... Thậm chí tiến tới khôi phục dần các đường bay trong nước, nối lại giao thương khi dịch bệnh dần được kiểm soát. Điều này cũng phù hợp với lộ trình từng bước thích ứng với điều kiện “bình thường mới”, vừa phòng chống dịch, vừa đảm bảo duy trì hoạt động giao thương, kinh tế”. 

Như vậy, với kinh nghiệm và quy trình an toàn trong việc đón hàng trăm “chuyến bay giải cứu” trong gần 2 năm qua, sân bay Vân Đồn là nơi đầu tiên đã được Chính phủ tin tưởng giao trọng trách đón các chuyến bay thí điểm cách ly y tế 7 ngày đối với các hành khách đủ điều kiện. Sau các chuyến bay thí điểm đầu tiên, Chính phủ cùng với tỉnh Quảng Ninh sẽ đánh giá, rút kinh nghiệm trước khi triển khai rộng. Dự kiến, ngày 12/9 sân bay Vân Đồn sẽ đón chuyến bay tiếp theo đưa các công dân hồi hương từ Hoa Kỳ.

Từ tháng 2/2020 đến 4/9/2021, sân bay Vân Đồn đã phục vụ 228 chuyến bay với 45.872 hành khách là đồng bào từ các vùng dịch trên thế giới về nước và chuyên gia nước ngoài tới Việt Nam làm việc với quy trình phòng dịch nghiêm ngặt đã được Sở Y tế Quảng Ninh thẩm định.

Xem thêm

Cổ phiếu ngân hàng vẫn đóng vai trò dẫn dắt thị trường

Cổ phiếu ngân hàng vẫn đóng vai trò dẫn dắt thị trường

Theo báo cáo vừa công bố của Công ty chứng khoán MB (MBS), nhóm cổ phiếu ngân hàng vẫn đóng vai trò dẫn dắt thị trường với những thông tin hỗ trợ khá tích cực, như liên quan đến kết quả kinh doanh sớm hay việc nâng triển vọng tín nhiệm của Moody’s.

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…