Việt Nam dẫn đầu về tăng trưởng đám mây ở Đông Nam Á

Báo cáo hàng quý của Tập đoàn Dữ liệu quốc tế (IDC) đánh giá, các doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ tại khu vực Đông Nam Á đang tăng tốc độ chuyển sang điện toán đám mây.
Việt Nam dẫn đầu về tăng trưởng đám mây ở Đông Nam Á

Dẫn đầu là các tổ chức, doanh nghiệp ở Việt Nam, với thị trường đám mây có tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 32% trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2023. Các doanh nghiệp ở Indonesia và Philippines cũng theo sát, với CAGR của thị trường đám mây là 31% trong cùng kỳ. Tốc độ này tại Thái Lan là 26%, Malaysia là 25% và Singapore là 22%, điều đó cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ của điện toán đám mây ở Đông Nam Á.

Trong một báo cáo dự báo về CNTT năm 2022, IDC dự báo vào năm 2023, kỹ thuật số sẽ chiếm lĩnh thị trường Đông Nam Á, với 1/3 số công ty được hỏi cho biết hơn 15% doanh thu của họ được tạo ra từ các sản phẩm và dịch vụ số.

Theo Prapussorn Pechkaew, Giám đốc nghiên cứu, nhóm phân tích và dữ liệu, tại IDC, tận dụng đám mây là rất quan trọng để duy trì tính cạnh tranh trong bối cảnh bình thường mới, đặc biệt là căng thẳng địa chính trị, lạm phát và các vấn đề toàn cầu khác. Điện toán đám mây cũng sẽ giúp tổ chức lại các dịch vụ CNTT để đáp ứng những thách thức của bối cảnh kinh doanh sau đại dịch và cho phép chuyển đổi số trong một thế giới số hóa.

Theo IDC, xu hướng chuyển sang đám mây sẽ không chỉ tiếp tục trong vài năm tới mà còn tăng lên, với 76% các tổ chức trong khu vực có kế hoạch chi tiêu cho đám mây. Thái Lan dẫn đầu về mức chi tiêu cho đám mây, với 92% doanh nghiệp được IDC khảo sát cho biết có kế hoạch chi tiêu nhiều hơn cho đám mây, tiếp theo là Malaysia (86%) và Indonesia (81%).

IDC cũng cho biết thêm phần lớn việc chuyển đổi sang đám mây đang diễn ra trên đám mây công cộng, với các tổ chức ASEAN chọn sử dụng các đám mây công cộng thông qua mô hình triển khai phần mềm dưới dạng dịch vụ (SaaS) và cơ sở hạ tầng dưới dạng dịch vụ (IaaS). Trong số 5,4 tỷ USD chi cho các dịch vụ đám mây, trên thực tế, 55,5% được chi cho việc triển khai SaaS Cloud, trong khi 32,4% được chi cho mô hình IaaS. 12,1% còn lại được chi cho mô hình triển khai đám mây PaaS (nền tảng như một dịch vụ).

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Giá iPhone 16 chính hãng hạ nhiệt

Giá iPhone 16 chính hãng hạ nhiệt

iPhone 16 chính hãng vừa được điều chỉnh giá bán, đây là cơ hội cho những ai muốn sở hữu chiếc điện thoại mới của nhà táo với mức giá hợp lý…

1C Việt Nam với nền tảng Low-Code mạnh mẽ đã hỗ trợ nhiều doanh nghiệp triển khai ERP thành công

Giải pháp ERP trên nền tảng công nghệ Low-Code của 1C Việt Nam

Ngày càng nhiều doanh nghiệp nhận ra tầm quan trọng của việc ứng dụng ERP để nâng cao hiệu quả hoạt động, tối ưu hóa quy trình và đưa ra quyết định kinh doanh chính xác hơn… Tuy nhiên, việc triển khai ERP vẫn còn gặp nhiều thách thức, nhất là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ…

Gói cước 5G có gì mới so với 4G?

Gói cước 5G có gì mới so với 4G?

Trong kỷ nguyên công nghệ 4.0, mạng 5G đang mở ra một cuộc cách mạng mới trong việc kết nối và trải nghiệm Internet, mang đến tốc độ nhanh hơn và dung lượng lớn hơn gấp nhiều lần so với 4G…