Việt Nam đứng đầu bảng khu vực châu Á - Thái Bình Dương về tấn công mạng

Theo một nghiên cứu về bảo mật vừa được Cisco công bố, doanh nghiệp Việt Nam xếp hạng cao nhất trong nhóm chịu ảnh hưởng về tài chính tại Đông Nam Á, với tổn thất từ 10 triệu đô la Mỹ trở lên.
Việt Nam đứng đầu bảng khu vực châu Á - Thái Bình Dương về tấn công mạng

Nghiên cứu so sánh khả năng bảo mật châu Á Thái Bình Dương được Cisco thực hiện năm 2018 tại 11 quốc gia với hơn 2.000 người trả lời là các nhân sự phụ trách điều hành vấn đề an ninh, bảo mật của doanh nghiệp. 150 doanh nghiệp Việt nam đã tham gia vào cuộc khảo sát này. Kết quả nghiên cứu cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam nằm trong nhóm chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ các cuộc tấn công mạng trong khu vực Đông Nam Á.

Trong số các doanh nghiệp Việt Nam được khảo sát, có 33% trả lời rằng mỗi cuộc tấn công mạng gây tổn thất đến hơn 10 triệu đô la Mỹ. Thiệt hại này không chỉ là tài sản mà còn là những giá trị vô hình mà doanh nghiệp bị mất khi bị tấn công mạng như mất lòng tin của khách hàng, mất cơ hội phát triển, tăng doanh thu… Con số này vượt trên mức trung bình của khu vực châu Á - Thái Bình Dương (cao hơn 5%), cũng như toàn cầu (cao hơn 3%). Trong số các quốc gia Đông Nam Á, mức ảnh hưởng trên 10 triệu đô la Mỹ chỉ xảy ra với 2% các doanh nghiệp tại Singapore, 4% tại Indonesia, 5% tại Thái Lan, Philipines và 11% tại Malaysia.

Nghiên cứu cũng cho thấy, 14 % doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết hoạt động của doanh nghiệp bị ngưng trệ lâu từ 1-5 ngày khi các cuộc tấn công mạng xảy ra. Đây là con số cao nhất khu vực Đông Nam Á. Trong thực tế, hệ thống doanh nghiệp bị ngưng trệ càng lâu, tổn hại tài chính lên doanh nghiệp đó sẽ càng lớn.

Một nghiên cứu khác được thực hiện bởi công ty tư vấn quản trị A.T. Kearney vào năm 2018 đã ước tính rằng, chỉ riêng việc phát hiện cuộc tấn công chậm hơn 1 tuần đã khiến tổn thất tăng gấp 3 lần, lên tới 1.204.000 đô la Mỹ so với chi phí xử lý khoảng 433.000 đô la Mỹ khi phát hiện ngay lúc đó.

Việc sử dụng nhiều nhà cung ứng cũng làm cho hoạt động bảo mật trở nên phức tạp hơn. Tại Việt Nam, 44% các doanh nghiệp có nhiều hơn 10 nhà cung ứng, và 22% có hơn 20 nhà cung ứng. Điều này làm gia tăng rủi ro, bởi càng nhiều sản phẩm bảo mật càng mất nhiều thời gian để truy tìm các cuộc tấn công. Số liệu nghiên cứu cho thấy, 87% các doanh nghiệp đã và đang gặp khó khăn trong việc xử lý các cảnh báo đến từ nhiều nhà cung ứng cùng một lúc.

Nghiên cứu cũng đưa ra một chuỗi những lời khuyên cho doanh nghiệp với các hành động cụ thể để tăng khả năng nhận diện, giảm sự tiếp xúc với các mối nguy và tăng cường bảo mật, bao gồm:

Thứ nhất, đưa vào sử dụng những công cụ theo dõi và xử lý quy trình cuối thế hệ mới

Thứ hai, truy cập dữ liệu và thông tin dự báo các mối đe dọa kịp thời, chính xác và cho phép kết hợp dữ liệu giám sát an ninh và sự kiện

Thứ ba, triển khai các hàng rào bảo mật lớp đầu mà có thể dễ dàng tăng quy mô, như là bảo mật nền tảng đám mây.

Thứ tư, phân loại các mạng kết nối để giảm sự tiếp xúc với các mối nguy hại

Và cuối cùng, doanh nghiệp cần thiết lập và thực hành quy trình xử lý hoạt động bảo mật thường xuyên.

>> Năm 2018, hơn 9.300 sự cố tấn công mạng nhắm vào các website của Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

AI khiến các sự cố an ninh mạng gia tăng

AI khiến các sự cố an ninh mạng gia tăng

Trí tuệ nhân tạo (AI) thúc đẩy các cuộc tấn công mạng ngày càng tinh vi, gây áp lực lớn lên hạ tầng đám mây. Theo ghi nhận, tỷ lệ các cuộc tấn công tăng 17% so với cùng kỳ năm trước, trong đó các cuộc tấn công do AI tạo ra được xác định là yếu tố thúc đẩy chính...

Bitcoin tiếp tục thiết lập mốc đỉnh mới

Bitcoin tiếp tục thiết lập mốc đỉnh mới

Giá Bitcoin đã tăng vọt lên mức cao kỷ lục, được thúc đẩy bởi nhu cầu mạnh mẽ từ các nhà đầu tư tổ chức và chính sách ủng hộ tiền số từ chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump….

AI - “Nhân đôi áp lực” hay “chìa khoá vạn năng”?

AI - “Nhân đôi áp lực” hay “chìa khoá vạn năng”?

Khi cơ sở hạ tầng đang bước vào giai đoạn chuyển dịch mạnh mẽ thì trí tuệ nhân tạo (AI) có thể nhân đôi áp lực hoặc trở thành chìa khoá giải quyết các vấn đề - Điều này phụ thuộc rất nhiều vào sự thích ứng của doanh nghiệp trước thời cuộc...

Tính đến giữa năm 2025, thị trường tài sản mã hóa toàn cầu đã vượt mốc 2.000 tỷ USD

Thị trường tài sản mã hóa: Thí điểm để khai mở tương lai

Trong hành trình kiến tạo một nền kinh tế số hiện đại, việc Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, khẩn trương xây dựng và trình dự thảo Nghị quyết về thí điểm thị trường tài sản mã hóa là một bước đi vừa táo bạo, vừa rất cần thiết...