Việt Nam "đứng đầu" Đông Nam Á về nguồn phát tán tấn công DdoS

Thông tin này đã được đưa ra tại Hội thảo “Bảo vệ mạng và dữ liệu khỏi các cuộc tấn công DdoS nhằm vào các tổ chức, doanh nghiệp” tổ chức sáng ngày 3/5/2019 tại Hà Nội.
Việt Nam "đứng đầu" Đông Nam Á về nguồn phát tán tấn công DdoS

Hội thảo do Cục An toàn Thông tin, ICTnews phối hợp với Nexusguard Limited tổ chức.

Theo ông Andy Ng - Tổng Giám đốc điều hành Nexusguard cho biết, theo báo cáo quý I/2019, Việt Nam đứng vị trí thứ 4 trên toàn cầu, đứng thứ nhất Đông Nam Á về nguồn tấn công DdoS.

Báo cáo Nguy cơ Quý 4 năm 2018 của Nexusguard cũng cho biết, những số liệu thống kê cho thấy một vị trí đáng quan ngại của Việt Nam trong bức tranh tấn công DDoS toàn cầu. Cụ thể, Việt Nam đứng vị trí thứ 6 trên toàn cầu về nguồn tấn công DDoS trên toàn cầu sau Trung Quốc, Mỹ, Pháp, Nga và Brazil. Việt Nam và Brazil chiếm tỷ trọng bằng nhau trong quý 4/2018 với tỷ lệ 3.53%. Việt Nam đứng thứ vị trí thứ 2 trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương về nguồn tấn công DDoS với tỷ lệ 9.52% sau Trung Quốc, trên vị trí của Ấn Độ và Indonesia. Đứng sau Mỹ, Trung Quốc và Pháp, tỷ lệ nguồn tấn công từ số hiệu mạng Việt Nam xếp thứ 4, với tỷ lệ 2.29%.

Trước đó, trong Báo cáo Quý 3 năm 2018 của Nexusguard đã tiết lộ sự xuất hiện của hình thức tấn công từ chối dịch vụ (DDoS) phân tán vô cùng lén lút nhắm vào các nhà cung cấp dịch vụ truyền thông (CSP) ví dụ như các nhà mạng viễn thông, công ty cung cấp dịch vụ Internet và trung tâm dữ liệu.

Cách tấn công mới này khai thác tấn công ở cấp độ số hiệu mạng ASN của các nhà CSP (thay vì tấn công vào một hệ thống thông tin cụ thể như tấn công DDoS thông thường) bằng cách truyền lưu lượng tấn công nhỏ qua hàng trăm địa chỉ IP (giao thức Internet) để tránh bị phát hiện. Hình thức tấn công mới được thiết kế tránh bị phát hiện và được đặt tên là cuộc tấn công “Bit-and-Piece”.

Hậu quả của hình thức tấn công này không chỉ ảnh hưởng tới mạng lưới của nhà cung cấp dịch vụ CSP mà còn ảnh hưởng tới các cơ quan chính phủ và doanh nghiệp trên mạng lưới, gây ra việc chậm trễ trong tiếp cận dịch vụ và có thể làm cho mạng lưới bị sập.

Có thể bạn quan tâm

Elon Musk sắp tiếp quản TikTok?

Elon Musk sắp tiếp quản TikTok?

Theo một báo cáo mới đây từ Bloomberg, các nhà chức trách tại Trung Quốc đang cân nhắc về khả năng bán TikTok Mỹ cho tỷ phú Elon Musk…

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ, cùng với việc đảng Cộng hòa nắm quyền kiểm soát Quốc hội, có thể dẫn đến cách tiếp cận ít can thiệp hơn đối với các loại tiền điện tử như bitcoin...

Gần 2 triệu thiết bị Masstel bán ra, Masscom hỗ trợ người dân dễ dàng chuyển đổi số

Gần 2 triệu thiết bị Masstel bán ra, Masscom hỗ trợ người dân dễ dàng chuyển đổi số

Công ty Cổ phần Masscom Việt Nam công bố những kết quả kinh doanh ấn tượng trong năm 2024 khi tăng trưởng vượt mục tiêu 20% với hàng triệu sản phẩm được bán ra, trở thành một trong những doanh nghiệp dẫn đầu trong công nghệ di động, giải pháp công nghệ giáo dục và sản phẩm công nghệ trẻ em…