Việt Nam liệu có thể làm lu mờ Thái Lan?

Tờ Nikkei Asia nhận định nền kinh tế Thái Lan sẽ nhanh chóng bị lu mờ bởi sự phát triển của các quốc gia trong khu vực điển hình như Việt Nam và Indonesia.
Việt Nam liệu có thể làm lu mờ Thái Lan?

ổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Thái Lan trong quý 4/2017 đạt mức cao nhất trong hơn 4 năm trở lại đây, ở mức 4,3%. Tuy nhiên con số này thấp hơn của Việt Nam (7,5%), Philippines (6,9%) và Indonesia (5,06%).

Thái Lan từ lâu đã là một trong những cường quốc kinh tế của Đông Nam Á và là trung tâm của các chiến lược đầu tư nước ngoài cho khu vực.

Tuy nhiên, các công ty nước ngoài đang có xu hướng tìm một đối tác khác trong khu vực Đông Nam Á.

Các nước trong khu vực Đông Nam Á bị ảnh hưởng mạnh bởi khủng hoảng tài chính năm 1997. Những năm sau đó, nhờ việc thu hút các nhà sản xuất ô tô nước ngoài, chủ yếu là Nhật Bản, đất nước chùa vàng đã phục hồi nhanh hơn hầu hết các nước khác trong khu vực.

Thái Lan bước đầu tăng trưởng nhanh hơn các nước láng giềng. Tuy nhiên, do các bất ổn chính trị xảy ra, nền kinh tế các nước trong khu vực bắt đầu bắt kịp Thái Lan.

Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo Thái Lan tiếp tục dẫn đầu khu vực về GDP bình quân đầu người, ước tính đạt 7.560 USD vào năm 2022, nhưng khoảng cách sẽ thu hẹp. Ước tính 5.660 USD cho Indonesia, 4.630 USD Philippines, và 3.330 USD cho Việt Nam.

Việt Nam là một trong những đối thủ nặng ký đang cạnh tranh trong việc thu hút đầu tư nước ngoài trong khu vực. Việt Nam hiện là nơi đặt cơ sở sản xuất của hãng điện tử tên tuổi Samsung - hiện cơ sở Samsung ở Việt Nam là cơ sở sản xuất điện thoại thông minh toàn cầu và đang phát triển thành trung tâm điện tử lớn nhất trong khu vực.

Philippines, tận dụng sự thành thạo tiếng Anh rộng rãi trong xã hội, đang trên đường trở thành trung tâm gia công phần mềm của thế giới.

Lao động có lẽ là chìa khóa cho sự phát triển của các nước Đông Nam Á trong thời gian tới. Nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp tới cách sử dụng nguồn lực của các doanh nghiệp nước ngoài.

Theo số liệu của Liên Hiệp Quốc, dân số các nước Thái Lan, Myanmar, Campuchia và Lào dự kiến sẽ không thay đổi nhiều trong tương lai, dao động ở khoảng 140 triệu người.

Điều này dẫn đến việc các công ty đầu tư nước ngoài đang bắt đầu gặp khó khăn trong việc thuê lao động có tay nghề. Trong khi đó, dân số Indonesia sẽ đạt 300 triệu người vào năm 2030. Dân số Philippines và Việt Nam cũng được dự báo sẽ tăng hơn nữa trong tương lai.

Tính đến hết năm 2016, đóng góp GDP của các quốc gia thành viên ASEAN (hiện tại là 2,5 nghìn tỷ USD) là: Indonesia chiếm tỷ trọng lớn nhất ở mức 36,5%, tiếp theo là Thái Lan ở mức 15,9%. Tuy nhiên, theo dự báo của IMF, Philippines dự kiến sẽ vượt Thái Lan trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trong khu vực vào năm 2022.

Theo Asia Nikkei

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...