Việt Nam tăng 12 bậc Chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu

Báo cáo về đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII-2017) được Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới, Trường đại học Cornell và Viện nghiên cứu INSTEAD vừa công bố cho thấy, Việt Nam xếp hạng thứ 47/127 quốc gia/nền
Việt Nam tăng 12 bậc Chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu

Theo báo cáo, trong nhóm các nước có thu nhập trung bình thấp, Việt Nam đã vươn lên xếp hạng thứ nhất (từ vị trí số 3 năm ngoái).

Trong khu vực bao gồm Đông Nam Á, Đông Á và Châu Đại dương, Việt Nam xếp thứ 9.

Trong ASEAN, Việt Nam vươn lên và đứng trên Thái Lan. Việt Nam được đánh giá có thế mạnh trong 7 trụ cột: đầu ra tri thức và công nghệ; chỉ số phức tạp/đa dạng của thị trường; chỉ số phức tạp/đa dạng kinh doanh; chỉ số đầu ra sáng tạo và chỉ số tăng trưởng đầu tư cho giáo dục…

Tiến bộ đạt được ở hầu như tất cả các trụ cột của Báo cáo về đổi mới sáng tạo toàn cầu năm nay là kết quả chung của cả một quá trình phát triển của Việt Nam trong những năm qua, cả hệ thống chính trị đã vào cuộc quyết liệt nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực đổi mới sáng tạo của Việt Nam.

Từ năm 2014 và liên tiếp trong các năm 2015, 2016, 2017 Chính phủ liên tục ban hành các Nghị quyết 19 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, với những mục tiêu cụ thể gắn với các chỉ số đo đếm được theo các phương pháp chuẩn mực được thế giới công nhận.

Việc thứ hạng môi trường kinh doanh của Việt Nam trong các bảng xếp hạng của quốc tế thời gian qua liên tục tăng cho thấy môi trường kinh doanh của Việt Nam đang ngày được cải thiện và niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp vào môi trường kinh doanh quốc gia cũng được nâng cao.

Ông Trần Đình Toản, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư và công nghệ OSB cho rằng: “Những hoạt động của Chính phủ trong thời gian gần đây, chúng tôi thấy rất mừng vì nó có những tác động tương đối rõ rệt, giúp cho doanh nghiệp về mặt tâm lý cũng như có những hoạt động cụ thể để hỗ trợ cho doanh nghiệp trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh như các thủ tục từ thuế, hải quan đến những thủ tục hành chính khác đang dần dần được cải thiện. Tôi nghĩ đó là tín hiệu tốt cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam”.

Theo Vov.vn

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...