Việt Nam thuộc top 5 quốc gia có nguy cơ bị tấn công mạng nhất APAC

Việt Nam thuộc nhóm năm nước đứng đầu khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APAC) về nguy cơ bị tấn công mạng.
Việt Nam thuộc top 5 quốc gia có nguy cơ bị tấn công mạng nhất APAC

Theo thông tin từ Kaspersky, Việt Nam chiếm tổng số 5% các vụ tấn công mạng đã được phát hiện trên toàn cầu, xếp thứ ba trong danh sách dễ bị tấn công nhất khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Số liệu từ tháng 8/2021 đến tháng 7/2022 do Kaspersky thống kê cho thấy, toàn thế giới hứng chịu khoảng 7,2 tỷ đợt tấn công mạng. APAC là khu vực bị tấn công mạng nhiều nhất, chiếm 35% vụ được phát hiện và ngăn chặn bởi đơn vị này. Các quốc gia như Ấn Độ, Nhật Bản, Việt Nam, Indonesia, Trung Quốc thuộc nhóm có số vụ tấn công cao nhất trong khu vực. Trong đó, Việt Nam chiếm 5%, ngang bằng với Nhật Bản và xếp sau Ấn Độ (6%), Trung Quốc chiếm 4%, Indonesia chiếm 3%.

Ông Vitaly Kamluk - Giám đốc Nhóm Nghiên cứu và Phân tích toàn cầu (GReAT) khu vực APAC của Kaspersky cho rằng không có an ninh mạng đồng nghĩa với không mã hóa, không quyền riêng tư, không bí mật, không kiểm soát được truy cập và không xác thực được tính toàn vẹn. 

 “Tôi cho rằng một thế giới không có an ninh mạng giống như một ‘thảm họa số’ - nơi không một ai có thể khai thác đầy đủ các cơ hội từ những công nghệ mới nhất mà chúng ta đang sở hữu. Nếu không có các công ty và giải pháp hoạt động phía sau để bảo vệ dữ liệu, danh tính của chúng ta, tin tức mà chúng ta đọc cũng như các ứng dụng và thiết bị chúng ta sử dụng, chúng ta sẽ phải tự mình vượt qua những rủi ro và tôi chắc chắn rằng sẽ không ai chọn sống trong một thế giới hỗn loạn như thế," ông Kamluk cho biết.

Theo Gartner, toàn thế giới dự báo tiêu tốn khoảng 150 tỷ USD cho vấn đề quản lý rủi ro và an ninh trong năm 2021. Số liệu dự báo của Cybersecurity Ventures thậm chí còn cao hơn, lên khoảng 262,4 tỷ USD trong năm 2021 cho công tác an ninh mạng toàn cầu, và lên tới 458,9 tỷ USD vào năm 2025 - gần bằng GDP hàng năm của Thái Lan (khoảng 520 tỷ USD).

Từ những số liệu trên, phía Kaspersky nhận định ngân sách dành cho việc đấu tranh với tội phạm mạng sẽ tiếp tục gia tăng trong bối cảnh thế giới hiện nay đang kết nối nhiều hơn, dữ liệu tăng lên, các dịch vụ kỹ thuật số đang ngày càng phổ biến tại nhiều quốc gia.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Bitcoin phá “thủng mốc” 100.000 USD

Bitcoin phá “thủng mốc” 100.000 USD

Bitcoin một lần nữa vượt qua được ngưỡng quan trọng 100.000 USD, mở ra kỳ vọng mới về chu kỳ tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường tiền mã hóa toàn cầu…

Trợ lý AI thông minh giúp mặc đẹp mỗi ngày

Trợ lý AI thông minh giúp mặc đẹp mỗi ngày

Với công nghệ AI tích hợp, Acloset không chỉ giúp người dùng có thể quản lý tủ quần áo của mình, mà còn là công cụ hỗ trợ đắc lực để mặc đẹp hơn mỗi ngày nhờ các gợi ý phối đồ tối ưu và tránh được tình trạng lãng phí thời trang…

Danh tính của bạn “giá” bao nhiêu?

Danh tính của bạn “giá” bao nhiêu?

"Vô giá" – Tôi đoán đó là câu trả lời phổ biến của hầu hết những ai được hỏi. Tuy nhiên, dưới tác động của công nghệ Deepfake, AI hoặc điện toán lượng tử, bạn có biết danh tính của mình dễ bị tổn thương như thế nào trong thế giới hiện đại này không?...

Người dùng có thể chi tiêu Pi Coin bằng thẻ Visa

Người dùng có thể chi tiêu Pi Coin bằng thẻ Visa

Pi Coin chưa được giao dịch rộng rãi trên các sàn uy tín hoặc chấp nhận bởi các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán chính thống, nhưng bằng cách gián tiếp, người dùng vẫn có thể sử dụng thẻ Visa để chi tiêu Pi…