Vietcombank chi cổ tức tỷ lệ "khủng" gần 50%, vốn điều lệ lên cao nhất ngành ngân hàng

Sau khi phát hành 2,77 tỷ cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông với tỷ lệ phát hành 49,5%, vốn điều lệ của Vietcombank dự kiến sẽ tăng từ 55.981 tỷ đồng lên 83.557 tỷ đồng, cao nhất toàn ngành ngân hàng...

Vietcombank chi cổ tức tỷ lệ "khủng" gần 50%, vốn điều lệ lên cao nhất ngành ngân hàng

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank - mã chứng khoán: VCB) vừa công bố nghị quyết của Hội đồng quản trị về việc phê duyệt tăng vốn điều lệ thông qua phát hành cổ phiếu để trả cổ tức.

Theo đó, ngân hàng sẽ phát hành hơn 2,77 tỷ cổ phiếu với tỷ lệ phát hành 49,5% cho cổ đông có tên trong danh sách tại thời điểm chốt quyền. Nguồn chi trả lấy từ lợi nhuận còn lại sau thuế, sau trích lập các quỹ luỹ kế đến hết năm 2018 và lợi nhuận còn lại năm 2021.

Sau khi phát hành, vốn điều lệ của Vietcombank sẽ tăng thêm tối đa 27.666 tỷ đồng, từ 55.891 tỷ đồng lên khoảng 83.557 tỷ đồng - dự kiến đứng đầu ngành ngân hàng.

Trước đó, ngày 30/11, Quốc hội đã thông qua nghị quyết kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Trong đó, Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư bổ sung vốn nhà nước để duy trì tỷ lệ vốn góp nhà nước tại Vietcombank với số tiền hơn 20.695 tỷ đồng từ cổ tức bằng cổ phiếu được chia của cổ đông nhà nước từ nguồn lợi nhuận còn lại lũy kế đến hết năm 2018 và lợi nhuận còn lại năm 2021 của ngân hàng.

Sau đợt phát hành gần 857 triệu cổ phiếu vào tháng 8/2023 để trả cổ tức còn lại của năm 2019 và 2020, Vietcombank chưa thực hiện đợt chi trả cổ tức nào trong năm 2024.

Ngoài ra, Vietcombank còn có chia sẻ thêm về kế hoạch phát hành riêng lẻ 6,5% vốn cho nhà đầu tư tổ chức (tương đương với 1,3 tỷ USD), dự kiến sẽ được hoàn tất trong nửa đầu năm 2025 nếu điều kiện thị trường thuận lợi.

Trong bối cảnh các kế hoạch tăng vốn phải chờ các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, quỹ lợi nhuận chưa phân phối của Vietcombank liên tục mở rộng qua các năm nhưng bị các ngân hàng thương mại cổ phần lớn như VPBank và Techcombank “vượt mặt” về vốn điều lệ.

Theo báo cáo tài chính quý 3/2024, Vietcombank hiện đang là ngân hàng có quỹ lợi nhuận chưa phân phối lớn nhất hệ thống với 102.068 tỷ đồng tại thời điểm 30/9/2024, tăng 25.310 tỷ đồng so với cuối năm 2023 và chiếm gần 1/4 tổng lợi nhuận chưa phân phối của 27 ngân hàng trên sàn.

anh-chup-man-hinh-2025-01-16-luc-105339.png
Diễn biến cổ phiếu VCB trong thời gian qua

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu VCB của Vietcombank hiện đang được giao dịch quanh mức 92.000 đồng/cổ phiếu - cao nhất ngành ngân hàng và là một trong những cổ phiếu có thị giá đắt nhất sàn chứng khoán.

Về tình hình kinh doanh, tại hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 diễn ra sáng 10/1, ông Nguyễn Thanh Tùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vietcombank, cho biết, năm 2024, Vietcombank đã hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch do Ngân hàng Nhà nước và đại hội đồng cổ đông giao.

Cụ thể, đến hết năm 2024, Vietcombank đạt tăng trưởng tín dụng 13,7%, tương ứng cho vay thêm ra nền kinh tế 175.400 tỷ đồng; tổng tài sản tăng 12,9% và lần đầu tiên vượt ngưỡng 2 triệu tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu duy trì ở mức thấp 0,97%; tỷ lệ bao phủ nợ xấu ở mức cao 223%.

Ban lãnh đạo của Vietcombank tiết lộ lợi nhuận của nhà băng này trong năm 2024 tiếp tục ghi nhận mức kỷ lục mới, đạt trên 42.000 tỷ đồng, tăng 4,8% so với năm 2023. Con số lợi nhuận của Vietcombank được nhận định sẽ tiếp tục dẫn đầu toàn ngành.

Năm 2024, Vietcombank đã nộp ngân sách nhà nước gần 11.600 tỷ đồng và đạt mức vốn hoá trên 21 tỷ USD. Kết thúc năm 2024, tổng dư nợ của Vietcombank đạt 1,44 triệu tỷ đồng. Trong đó, tín dụng bán buôn tăng 15%, tín dụng bán lẻ tăng 12%. Tổng huy động của Vietcombank đạt 1,53 triệu tỷ, tăng gần 8% so với cuối năm trước.

Xem thêm

LPBank công bố lợi nhuận trước thuế năm 2024 đạt 12.168 tỷ đồng, chính thức bước chân vào nhóm doanh nghiệp có lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng

LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10.000 tỷ

LPBank đã chính thức bước chân vào câu lạc bộ lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng, đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc và khẳng định vị thế trong hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam...

Có thể bạn quan tâm

Đổi tiền online: Cẩn thận “tiền mất, tật mang”

Đổi tiền online: Cẩn thận “tiền mất, tật mang”

Dịp cận Tết là cơ hội cho các loại hình kinh doanh tiền mới, tiền có seri đẹp, tiền lưu niệm độc lạ để làm lì xì hoặc quà Tết, nhưng những dịch vụ này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người tiêu dùng...

Thông tư 02 hết hiệu lực, nợ xấu ngân hàng tăng nhanh?

Thông tư 02 hết hiệu lực, nợ xấu ngân hàng tăng nhanh?

Từ tháng 1/2025, các ngân hàng sẽ chính thức không còn áp dụng Thông tư 02 khi văn bản này hết hiệu lực vào cuối tháng 12/2024, nhiều nghi vấn đặt ra rằng điều này có ảnh hưởng đến chất lượng tài sản của các ngân hàng trong tương lai hay không...

Ngân hàng SHB giữ lãi suất tiết kiệm ổn định trong tháng 1/2025

Ngân hàng SHB giữ lãi suất tiết kiệm ổn định trong tháng 1/2025

Khảo sát tại ngân hàng SHB đầu tháng 1/2025, khung lãi suất tiết kiệm tại quầy và trực tuyến dành cho khách hàng cá nhân của ngân hàng này được duy trì ổn định tại các kỳ hạn. Theo đó, 6,1%/năm là mức lãi suất cao nhất ghi nhận được tại ngân hàng này…