Ngân hàng phải báo công an khi phát hiện từ 5 tờ tiền giả trong giao dịch

Ngân hàng phải thông báo cho cơ quan công an khi phát hiện: tiền giả loại mới; có ít nhất 5 tờ tiền giả (hoặc 5 miếng tiền kim loại giả) trong một giao dịch hoặc khi khách hàng không chấp hành việc lập biên bản, thu giữ tiền giả...

Ngân hàng phải báo công an khi phát hiện từ 5 tờ tiền giả trong giao dịch

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Thông tư số 58/2024/TT-NHNN hướng dẫn về xử lý tiền giả, tiền nghi giả trong ngành ngân hàng. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 14/2/2025.

Thông tư 58 quy định, trong giao dịch tiền mặt với khách hàng, khi phát hiện đồng tiền có dấu hiệu nghi giả, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, sở giao dịch, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối chiếu với đặc điểm bảo an trên tiền thật (hoặc tiền mẫu) cùng loại hoặc thông báo về đặc điểm và cách nhận biết tiền Việt Nam của Ngân hàng Nhà nước đã công bố, đối chiếu với thông báo về đặc điểm nhận biết tiền giả của Ngân hàng Nhà nước hoặc Bộ Công an.

Trường hợp khẳng định là loại tiền giả đã được Ngân hàng Nhà nước hoặc Bộ Công an thông báo bằng văn bản, đơn vị phải thực hiện thu giữ, lập biên bản theo mẫu quy định về phòng, chống tiền giả và bảo vệ tiền Việt Nam, đóng dấu và bấm lỗ tiền giả. Việc đóng dấu, bấm lỗ tiền giả thực hiện theo quy định.

Trường hợp xác định là tiền giả loại mới phải thực hiện thu giữ và lập biên bản theo mẫu nhưng không đóng dấu, bấm lỗ tiền giả.

Trong thời hạn 2 ngày làm việc kể từ ngày thu giữ tiền giả loại mới, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch phải thông báo bằng văn bản cho Cục Phát hành và Kho quỹ; tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thông báo bằng văn bản cho Sở Giao dịch hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh trên địa bàn nơi tổ chức tín dụng, chi nhánh tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mở tài khoản thanh toán. Nội dung thông báo bao gồm các thông tin về loại tiền, số lượng, seri và mô tả đặc điểm của tiền giả.

Thông tư cũng quy định, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thông báo kịp thời cho cơ quan công an nơi gần nhất để phối hợp, xử lý khi phát hiện một trong các trường hợp sau: có dấu hiệu nghi vấn tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả; Tiền giả loại mới; có 5 tờ tiền giả (hoặc 5 miếng tiền kim loại giả) hoặc nhiều hơn trong một giao dịch hoặc khi khách hàng không chấp hành việc lập biên bản, thu giữ tiền giả.

Trong quá trình kiểm đếm, phân loại, tuyển chọn tiền, sau khi giao nhận tiền mặt theo bó, túi nguyên niêm phong trong ngành ngân hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, khi phát hiện tiền giả, các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xử lý như đối với tiền giả phát hiện trong giao dịch tiền mặt.

Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải giao nộp toàn bộ số tiền giả đã thu giữ về Ngân hàng Nhà nước chi nhánh trên địa bàn hoặc Sở Giao dịch theo định kỳ hàng tháng.

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch có trách nhiệm kiểm tra tính xác thực của từng tờ tiền giả do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giao nộp. Trường hợp phát hiện tiền thật trong số tiền giả giao nộp, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch lập biên bản theo mẫu tại Phụ lục ban hành kèm theo thông tư này và có văn bản yêu cầu đơn vị giao nộp phải hoàn trả ngang giá trị cho khách hàng và báo cáo kết quả trong thời gian 30 ngày.

Tờ tiền thật đã đóng dấu “tiền giả” và bấm lỗ được Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch cắt góc 1/8 diện tích tờ tiền, thu đổi ngang giá trị (ghi Có) cho đơn vị giao nộp (không thu phí đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông) và đóng gói, giao nhận như đối với tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch phải giao nộp tiền giả ít nhất 6 tháng một lần (nếu có) về Kho tiền Trung ương.

Theo Ngân hàng Nhà nước, thông tư này được ban hành nhằm hướng dẫn các nội dung liên quan đến xử lý tiền giả, tiền nghi giả trong ngành ngân hàng, tạo cơ sở pháp lý cho hệ thống ngân hàng, các tổ chức, cá nhân có liên quan trong phát hiện và xử lý tiền giả, tiền nghi giả.

Xem thêm

Đổi tiền online: Cẩn thận “tiền mất, tật mang”

Đổi tiền online: Cẩn thận “tiền mất, tật mang”

Dịp cận Tết là cơ hội cho các loại hình kinh doanh tiền mới, tiền có seri đẹp, tiền lưu niệm độc lạ để làm lì xì hoặc quà Tết, nhưng những dịch vụ này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người tiêu dùng...

Thông tư 02 hết hiệu lực, nợ xấu ngân hàng tăng nhanh?

Thông tư 02 hết hiệu lực, nợ xấu ngân hàng tăng nhanh?

Từ tháng 1/2025, các ngân hàng sẽ chính thức không còn áp dụng Thông tư 02 khi văn bản này hết hiệu lực vào cuối tháng 12/2024, nhiều nghi vấn đặt ra rằng điều này có ảnh hưởng đến chất lượng tài sản của các ngân hàng trong tương lai hay không...

Có thể bạn quan tâm

Ngân hàng SHB giữ lãi suất tiết kiệm ổn định trong tháng 1/2025

Ngân hàng SHB giữ lãi suất tiết kiệm ổn định trong tháng 1/2025

Khảo sát tại ngân hàng SHB đầu tháng 1/2025, khung lãi suất tiết kiệm tại quầy và trực tuyến dành cho khách hàng cá nhân của ngân hàng này được duy trì ổn định tại các kỳ hạn. Theo đó, 6,1%/năm là mức lãi suất cao nhất ghi nhận được tại ngân hàng này…

Cuộc so tài thiết kế thẻ đen giữa các ngân hàng Việt

Cuộc so tài thiết kế thẻ đen giữa các ngân hàng Việt

Để phục vụ cho nhu cầu của tập khách hàng ưu tiên, các sản phẩm thẻ tín dụng cao cấp cần đáp ứng được các yêu cầu khắt khe từ thẩm mỹ đến chất lượng, vừa mang đến cho khách hàng những đặc quyền ấn tượng, vừa đảm bảo sự bảo mật và chỉn chu trong mọi dịch vụ…

Trải nghiệm làm "thượng đế" trong phòng chờ sân bay của ngân hàng

Trải nghiệm làm "thượng đế" trong phòng chờ sân bay của ngân hàng

Các ngân hàng đang bước vào cuộc đua khốc liệt trong việc nâng cao dịch vụ chăm sóc khách VIP và phòng chờ sân bay trở thành điểm nhấn. Không chỉ là nơi nghỉ ngơi tiện nghi, những phòng chờ này còn phản ánh sự khác biệt và cam kết phục vụ tận tâm của mỗi ngân hàng đối với khách hàng...