Vietnam Airlines được chấp thuận huy động 8.000 tỷ đồng để trả nợ và duy trì hoạt động

Vietnam Airlines sẽ phát hành thêm 800 triệu cổ phiếu với giá 10.000 đ/cp cho cổ đông hiện hữu.
Vietnam Airlines được chấp thuận huy động 8.000 tỷ đồng để trả nợ và duy trì hoạt động

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã cấp giấy chứng nhận đăng ký chào bán cổ phiếu của Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) với mục tiêu huy động 8.000 tỷ đồng.

Theo đó, Vietnam Airlines sẽ phát hành thêm 800 triệu cổ phiếu với giá 10.000 đồng/cp cho cổ đông hiện hữu.

Sau khi hoàn tất, Vietnam Airlines sẽ phân phối lại cổ phiếu cho bên đăng ký mua trong vòng 90 ngày kể từ ngày giấy chứng nhận chào bán cổ phiếu có hiệu lực. Thời gian phát hành dự kiến sẽ là quý 3-4/2021.

Kế hoạch sử dụng 8.000 tỷ đồng sau khi phát hành được Vietnam Airlines công bố như sau:

- Trả nợ vay đến hạn cho các tổ chức tín dụng: 2.050 tỷ đồng.

- Thanh toán nợ quá hạn và nợ đến hạn cho các đối tác, nhà cung cấp: 3.950 tỷ đồng.

- Bổ sung vốn lưu động để đảm bảo khả năng thanh toán, duy trì hoạt động kinh doanh trong tình hình dịch bệnh phức tạp; các khoản nợ đến hạn trong năm 2022, riêng quý 1/2022 dự kiến 2.500 tỷ đồng tại các ngân hàng: 2.000 tỷ đồng.

Trước đó, hãng hàng không với biểu tượng sen vàng cũng đã ký hợp đồng tín dụng với 3 ngân SeABank, SHB và MSB với tổng số tiền cho vay 4,000 tỷ đồng. Đây là hai phần của gói cứu trợ 12,000 tỷ đồng mà Chính phủ đã phê duyệt cho Vietnam Airlines.

Trong năm nay, Vietnam Airlines đặt kế hoạch doanh thu hợp nhất 37.364 tỷ đồng, giảm 12% so với năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế hợp nhất âm 14.304 tỷ đồng, tăng lỗ thêm 30,5%.

Một mục tiêu quan trọng mà ban điều hành Vietnam Airlines đặt ra là biện pháp cắt giảm tự thân tiết kiệm 6.800 tỷ đồng (năm 2020 đã tiết kiệm 5.500 tỷ đồng).

Trong đó, lớn nhất là kế hoạch đàm phán với các nhà cung ứng, đối tác để giảm giá, giãn tiến độ thanh toán, đặc biệt với hợp đồng thuê tàu bay, hợp đồng phục vụ bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay. Riêng nhóm này có thể giúp tiết kiệm 5.300 tỷ đồng.

Xem thêm

Đến lượt NHNN muốn cứu Vietnam Airlines?

Đến lượt NHNN muốn cứu Vietnam Airlines?

NHNN đang dự thảo thông tư tái cấp vốn đối với các tổ chức tín dụng sau khi tổ chức tín dụng rót vốn vay cho Vietnam Airlines Đây liệu có phải là một bước đi vừa giúp các ngân hàng "dễ thở" đồng thời thêm một lần giải cứu "anh cả ngành hàng không"?
Vietnam Airlines: Chiều quá sinh hư?

Vietnam Airlines: Chiều quá sinh hư?

Được hỗ trợ cho vay hàng chục nghìn tỷ đồng để phục hồi sau đại dịch nhưng sự “ưu ái” này có vẻ chưa đủ với Vietnam Airlines khi mới đây, hãng bay này đã đưa ra “yêu sách” áp dụng giá sàn vé máy bay và dành 50-70% slot bay nội địa và 100% bay quốc tế.
Vietnam Airlines chính thức được 3 ngân hàng “bơm” vốn

Vietnam Airlines chính thức được 3 ngân hàng “bơm” vốn

Sáng nay, Vietnam Airlines đã chính thức ký kết hợp đồng tín dụng với 3 ngân hàng là Ngân Hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank), Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) và Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) với tổng số tiền cho vay 4.000 tỷ đồng.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...