Vietnam Airlines triệu tập đại hội cổ đông để bàn dự án 93.000 tỷ đồng mua máy bay thân hẹp

Vietnam Airlines vừa công bố quyết định triệu tập Đại hội đồng cổ đông bất thường, thời gian diễn ra vào 14h chiều 15/5 tại Hà Nội...

Vietnam Airlines triệu tập đại hội cổ đông để bàn dự án 93.000 tỷ đồng mua máy bay thân hẹp

Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines - mã chứng khoán: HVN) vừa công bố quyết định triệu tập Đại hội đồng cổ đông bất thường.

Theo công bố, cuộc họp nhằm thông qua phương án phát hành cổ phần để tăng vốn điều lệ và chủ trương đầu tư máy bay thân hẹp.

Cụ thể, dự án đầu tư 50 máy bay thân hẹp Airbus A320NEO hoặc Boeing B737 MAX và 10 động cơ dự phòng có tổng trị giá dự kiến khoảng 92.800 tỷ đồng (khoảng 3,7 tỷ USD), thuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông.

Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) và Ngân hàng Vietcombank vừa ký biên bản ghi nhớ về việc hợp tác thu xếp vốn cho dự án mua 50 máy bay thân hẹp, tổng mức đầu tư gần 93.000 tỷ đồng.

Theo biên bản ghi nhớ, Vietcombank tham gia thu xếp vốn cho dự án đầu tư 50 máy bay thân hẹp của Vietnam Airlines, bao gồm các khoản trả trước và vốn vay dài hạn từ năm 2026 - 2032. Đồng thời, Vietcombank sẽ phối hợp chặt chẽ cùng Vietnam Airlines để xây dựng cấu trúc tài chính tối ưu, đảm bảo hiệu quả dài hạn cho dự án đầu tư quy mô lớn này.

Đây không phải lần đầu tiên Vietnam Airlines bắt tay với Vietcombank trong việc mua máy bay. Trước đó, hãng bay quốc gia từng hợp tác với Vietcombank tại thương vụ mua mới đội máy thân rộng Airbus A350, Boeing 787 và mở rộng đội máy thân hẹp Airbus A321.

Theo Bộ Tài chính, Vietnam Airlines cần phải báo cáo Thủ tướng trước để xem xét cho ý kiến. Khi dự án được Thủ tướng đồng ý về mặt chủ trương thì Bộ Tài chính, các cơ quan liên quan và Vietnam Airlines mới thực hiện được thủ tục triển khai dự án. Ngoài ra, doanh nghiệp này cũng cần chịu trách nhiệm toàn diện, đảm bảo hiệu quả đầu tư và bảo toàn vốn nhà nước.

Theo kế hoạch, 50 máy bay thân hẹp sẽ được Vietnam Airlines khai thác thị trường nội địa, các đường bay quốc tế có dung lượng thấp và tập trung chủ yếu vào mạng bay dưới 5 giờ bay.

Vietnam Airlines dự kiến thực hiện bán và thuê lại 25 máy bay đầu tiên nhận trong giai đoạn 2028 - 2030, sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu kết hợp vay mua với tỷ lệ vay 50% giá mua máy bay đối với 25 máy bay còn lại nhận trong giai đoạn 2030 - 2031 nhằm giảm đáng kể áp lực về dòng tiền.

Dự kiến đến năm 2030, nhu cầu đội bay thân rộng của Vietnam Airlines là 37 máy bay, máy bay thân hẹp là 95 chiếc và 5 máy bay ATR. Đến năm 2035, hãng này dự kiến cần 52 máy bay thân rộng và 112 máy bay thân hẹp.

Vietnam Airlines mới công bố kết quả hoạt động kinh doanh trong Quý 1/2025. Theo đó, doanh thu hợp nhất của doanh này ước đạt gần 31.107 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế đạt gần 3.625 tỷ đồng. Công ty mẹ Vietnam Airlines đạt doanh thu gần 25.019 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế gần 3.044 tỷ đồng.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chứng khoán FPTS giải thích gì về sự cố giao dịch

Chứng khoán FPTS giải thích gì về sự cố giao dịch

Chứng khoán FPT vừa công bố báo cáo sự cố kỹ thuật ảnh hưởng đến dữ liệu giao dịch ngày 16/6, đồng thời thông báo kế hoạch phát hành gần 10 triệu cổ phiếu ESOP, thu hút sự quan tâm từ giới đầu tư...

Cổ phiếu MPC tăng hơn 33% trong 4 phiên

Cổ phiếu MPC tăng hơn 33% trong 4 phiên

Chỉ trong 4 phiên giao dịch, cổ phiếu MPC của Thủy sản Minh Phú đã tăng hơn 33%, gây chú ý mạnh trên thị trường. Sóng tăng diễn ra ngay sau thông tin chia cổ tức tiền mặt và những thay đổi đáng chú ý trong nội bộ doanh nghiệp “vua tôm”...

Dòng tiền lan tỏa, cơ hội ngắn hạn rõ nét

Dòng tiền lan tỏa, cơ hội ngắn hạn rõ nét

Thị trường bật tăng đầu tuần, VN-Index vượt ngưỡng 1.330 điểm với lực kéo từ nhóm dầu khí. Các công ty chứng khoán kỳ vọng đà phục hồi tiếp diễn, hướng vùng kháng cự 1.350 điểm...

Cổ phiếu dầu khí "bùng nổ"

Cổ phiếu dầu khí "bùng nổ"

Thị trường chứng khoán Việt Nam phiên 16/6 chứng kiến làn sóng tăng giá lan rộng, trong đó nổi bật nhất là nhóm cổ phiếu dầu khí đồng loạt tăng trần, thiết lập mặt bằng giá mới sau thời gian dài phân hóa...

Ai là "vua" tiền mặt trên sàn chứng khoán Việt?

Ai là "vua" tiền mặt trên sàn chứng khoán Việt?

Giữa lúc nhiều doanh nghiệp thiếu hụt thanh khoản, loạt ông lớn như Vingroup, Viettel Global, BSR hay GAS vẫn ghi dấu với hàng chục nghìn tỷ đồng tiền mặt, khẳng định sức mạnh tài chính và hiệu quả kinh doanh vượt trội...