Nguồn tiền mua từ quỹ đầu tư phát triển của Công ty. Thời gian thực hiện dự kiến ngay sau khi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận, thông qua phương thức khớp lệnh trên sàn giao dịch hoặc thỏa thuận.
Trên thị trường, sau đợt giảm mạnh về vùng 85.000 đồng/cp, hiện cổ phiếu VNM đang hồi đáng kể lên hơn 96.000 đồng/cp – tăng khoảng 14% sau 1 tháng. Tạm tính theo thị giá hiện tại, VNM dự chi 1.682 tỷ đồng để thực hiện giao dịch mua cổ phiếu quỹ trên.
Trước đó, tại thời điểm cổ phiếu VNM giảm sâu, nhiều lãnh đạo đã đăng ký mua vào cổ phiếu Vinamilk như bà Mai Kiều Liên – Thành viên HĐQT đăng ký mua 400.000 cổ phiếu; ông Lê Thành Liêm – Thành viên HĐQT, bà Nguyễn Thị Thanh Hòa – Giám đốc điều hành chuỗi cung ứng và bà Bùi Thị Hương – Giám đốc điều hành nhân sự cùng đăng ký mua 200.000 cổ phiếu…
Ngoài ra, các cổ đông lớn như F&N Dairy Investments Pte.Ltd và Platinum Victory Pte Ltd cùng đăng ký mua 17,4 triệu cổ phiếu, Công ty Đầu tư SCIC đăng ký mua 250.000 cổ phiếu.
Về hoạt động kinh doanh, năm 2019,công ty thu về tổng doanh thu hợp nhất 56.400 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 10.554 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 7,2% và 3,4% so với cùng kỳ, đồng thời vượt kế hoạch đề ra.
Vinamilk đề ra mục tiêu năm 2020 doanh thu hợp nhất không thấp hơn 62.000 tỷ đồng, tăng 10%. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu không thấp hơn 20%, tương đương 12.400 tỷ đồng (giảm nhẹ so năm trước). Song kết quả này chưa xét đến ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.