Vinamilk dự kiến tăng giá sữa khoảng 5% theo lạm phát, doanh thu ước đạt hơn 63.000 tỷ trong năm 2023

Ngày 25/4, Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk, mã chứng khoán: VNM) tổ chức Đại hội đồng cổ đông năm 2023. Đây là Đại hội kết thúc năm đầu tiên của giai đoạn chiến lược 5 năm 2022-2026...
công ty Vinamilk

Năm 2022, công ty Vinamilk đã ghi nhận tổng doanh thu hợp nhất đạt 60.075 tỷ đồng, thực hiện 94% kế hoạch năm. Lợi nhuận sau thuế sụt giảm xuống còn 8.578 tỷ đồng, thấp nhất trong 7 năm qua. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất 10.496 tỷ đồng, thực hiện 88% kế hoạch.

Trong đó, doanh thu thuần hợp nhất thị trường nội địa đạt 50.704 tỷ đồng và lợi nhuận gộp 20.556 tỷ đồng. Doanh thu thuần của thị trường nước ngoài đạt 9.252 tỷ đồng, lợi nhuận gộp 3.342 tỷ đồng. Trong đó, Driftwood tăng trưởng trên 30% nhờ đa dạng hóa kênh phân phối và duy trì được việc đưa một số sản phẩm của Vinamilk vào thị trường Mỹ. Angkormilk tăng trưởng doanh thu trên 10% nhờ phát triển sản phẩm mới, tăng cường phân phối….

Chia sẻ tại đại hội, bà Mai Kiều Liên, Tổng giám đốc Vinamilk nhìn nhận trong thời gian qua, giá nguyên liệu đã nhiều lần tăng cao, thậm chí có nguyên liệu tăng đến 50%. Bên cạnh đó, còn có những tác động đến từ chiến tranh và chi phí vận chuyển tăng 5-6 lần.

"Tất cả vấn đề này đã ảnh hưởng trực tiếp tới giá thành của Vinamilk nhưng công ty không thể chuyển hết chênh lệch đó vào giá bán do thế giới và Việt Nam đều khó khăn. Hiện công ty chỉ tăng giá nhẹ 3-5%, việc này không đủ bù việc giá nguyên vật liệu tăng cao nên lợi nhuận giảm", bà nói.

Theo bà, công ty Vinamilk chỉ tăng giá theo tỷ lệ lạm phát, không đủ bù việc giá nguyên vật liệu tăng bởi công ty cũng muốn san sẻ thêm một phần khó khăn của người tiêu dùng. Với những khó khăn từ thị trường, thời gian tới, Vinamilk sẽ cố gắng giảm chi phí, tăng doanh thu thì biên lợi nhuận sẽ tốt hơn.

Với kết quả trên, công ty Vinamilk duy trì mức cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông năm 2022 ở mức cao, tổng số tiền cổ tức của năm là 8.046 tỷ đồng, chiếm 94% lợi nhuận sau thuế hợp nhất phân bổ cho chủ sở hữu của Vinamilk.

Dự kiến, cổ tức đợt cuối là 950 đồng/cổ phiếu, ngày đăng ký cuối cùng là 5/8 và dự kiến thanh toán ngày 5/10/2023. Với gần 2,09 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, ước tính công ty Vinamilk sẽ chi khoảng 1.985 tỷ đồng để trả cổ tức.

Tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, các cổ đông đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm nay với tổng doanh thu 63.380 tỷ đồng, tăng 5,5% so với thực hiện năm 2022. Lợi nhuận trước thuế tương đương năm vừa qua ở mức 10.496 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế dự kiến tăng 44 tỷ đồng với năm ngoái lên 8.622 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ dự kiến đạt 8.514 tỷ đồng.

Tại đại hội, Mai Kiều Liên đánh giá môi trường kinh doanh vẫn còn nhiều khó khăn. Do đó, công ty Vinamilk bước vào năm tài chính 2023 với sự thận trọng và quyết tâm chuyển đổi vì chỉ có chuyển đổi mới có thể vượt qua cái bóng của những thành công trước đây để phát huy hết các tiềm năng trong thời kỳ mới.

"Ưu tiên ngắn hạn của Vinamilk là tăng trưởng thị phần và doanh số bán hàng một cách bền vững và có lợi nhuận. Đó là lý do tại sao Vinamilk tập trung vào tối ưu chi phí vận hành để chúng tôi có thể tái đầu tư mở rộng kênh phân phối và củng cố sức mạnh thương hiệu", bà Liên cho biết.

Năm 2023, công ty Vinamilk dự kiến dùng tối thiểu 50% lợi nhuận sau thuế hợp nhất để trả cổ tức. Cổ tức đợt 1 dự kiến là 15% bằng tiền, tương ứng 1.500 đồng/cổ phiếu. Ngày đăng ký cuối cùng là 5/8 và dự kiến thanh toán ngày 5/10/2023. Cổ đông sẽ phê duyệt ủy quyền cho Hội đồng quản trị quyết định mức tạm ứng cổ tức và thời gian tạm ứng cổ tức cho đợt 2 của năm 2023.

Dự kiến vào ngày 5/8 tới đây, công ty Vinamilk sẽ chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức còn lại của năm 2022 và đợt 1 năm 2023 với tổng tỷ lệ 24,5%, tưng ứng 2.450 đồng/cổ phiếu. Thời gian thanh toán dự kiến vào ngày 5/10/2023.

Về kết quả kinh doanh quý 1/2023, bà Liên cho biết lợi nhuận quý đầu năm sụt giảm so với cùng kỳ do giá vốn ở mức cao. Trong khi đó, ở quý 1/2022, công ty Vinamilk được hưởng lợi nhờ giá nguyên vật liệu thấp từ năm 2021.

"Dù giá nguyên vật liệu đã hạ nhiệt so với năm 2022 song biên lợi nhuận phải 1 năm nữa mới có thể quay lại trước đại dịch. Bắt đầu từ quý 2 trở đi, lợi nhuận có thể tốt hơn", bà Liên nhấn mạnh.

công ty Vinamilk
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 26/4, giá cổ phiếu VNM ghi nhận ở mức 71.000 đồng/cổ phiếu. 

Trên thị trường chứng khoán, đóng cửa phiên giao dịch ngày 26/4, giá cổ phiếu VNM của công ty Vinamilk ghi nhận ở mức 71.000 đồng/cổ phiếu. Theo đó, vốn hóa trên thị trường vào khoảng 148.386 tỷ đồng. 

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...