Những ngân hàng nào sẽ sớm xóa nợ tại VAMC?

Cuối tuần này (22/4), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2017. Tỷ lệ nợ xấu theo báo cáo ở mức 1,95%.
Những ngân hàng nào sẽ sớm xóa nợ tại VAMC?

Theo dự thảo báo cáo tại đại hội vừa công bố, năm qua BIDV đã kiểm soát chặt chẽ chất lượng hoạt động, đảm bảo an toàn hoạt động, tăng trưởng tín dụng đi đôi với kiểm soát chất lượng tín dụng đảm bảo kiểm soát tốt rủi ro.

Cụ thể, tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát ở mức 1,95%, thấp hơn rất nhiều so với bình quân toàn ngành (khoảng 2,46%).

Tuy nhiên, trong các dự thảo báo cáo dự kiến trình bày tại đại hội, phần nợ xấu rất lớn BIDV đã bán sang Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) không đề cập đến, mà nếu tính phần này thì tỷ lệ nợ xấu sẽ cao hơn rất nhiều.

BIDV cũng là một trong số ít các ngân hàng thương mại tiếp tục gia tăng lượng nợ xấu bán lại cho VAMC trong năm qua, cũng như ở nhóm dẫn đầu về quy mô bán lại này.

Tập hợp từ báo cáo tài chính và dữ liệu công bố thời gian qua, riêng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) đến nay vẫn chưa công bố báo cáo tài chính hoặc các số liệu liên quan, nhưng nhiều khả năng vẫn là thành viên có lượng nợ xấu bán lại cho VAMC lớn nhất hiện nay (mệnh giá trái phiếu tại VAMC cuối 2015 lên tới hơn 46.000 tỷ đồng).

Vị trí thứ hai trước đây thuộc về BIDV, tuy nhiên do có trường hợp đặc biệt là Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) sau sáp nhập Ngân hàng Phương Nam (Southern Bank), nên đến cuối 2016 Sacombank đứng ở vị trí thứ hai với khoảng 37.300 tỷ đồng nợ xấu bán sang VAMC, theo những thông tin giải trình gần đây.

Theo đó, BIDV lùi xuống vị trí thứ ba với hơn 21.000 tỷ đồng tính đến cuối 2016. Đáng chú ý, BIDV là một trong số ít ngân hàng thương mại tiếp tục tăng bán nợ xấu sang VAMC thay vì giảm được như hầu hết các thành viên khác.

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) cũng có lượng lớn nợ xấu bán sang VAMC, quy mô khoảng 14.500 tỷ đồng. Đây là trường hợp tái cơ cấu đầu tiên của hệ thống, qua hợp nhất ba ngân hàng thương mại từ 5 năm trước.

Kế đến, Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank) tính đến cuối 2016 đã bán khoảng hơn 9.100 tỷ đồng, song quy mô này đã giảm so với mức gần 10.342 tỷ đồng cuối 2015.

Cũng như BIDV, Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) cũng là một trong số ít thành viên tăng bán lại nợ xấu cho VAMC năm qua, từ khoảng 6.230 tỷ lên 7.029 tỷ.

Hiện do số liệu và tình hình nợ xấu và bán nợ xấu của ba thành viên mà Ngân hàng Nhà nước đã lần lượt mua lại bắt buộc thời gian qua chưa cập nhật, nên các vị trí trên chỉ mang tính tham khảo tương đối.

Bên cạnh đó, không quá lớn, nhưng số dư nợ xấu tại VAMC của một số thành viên khác như Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), Ngân hàng Quân đội (MB), dù giảm được trong năm qua nhưng vẫn là thách thức, tương ứng 4.136 tỷ và 3.404 tỷ…

Nhưng trong thông điệp đưa ra tại đại hội đồng cổ đông thường niên vừa qua, VPBank đã nêu định hướng sẽ tập trung xử lý, từng bước xem xét mua lại lượng nợ xấu đã bán nói trên. Tương tự, ngay trong năm 2016, Ngân hàng Quốc tế (VIB) cũng đã mua lại một phần và tiếp tục có kế hoạch mua lại tiếp trong 2017.

Cùng đó, tại đại hội đồng cổ đông vừa qua, Ngân hàng Á châu (ACB) cũng nêu định hướng tương tự, mua lại nợ xấu đã bán. Trong năm 2016, ACB cũng là trường hợp giảm được số dư đáng kể tại VAMC, từ 1.882 tỷ xuống còn 1.486 tỷ, cũng là số dư thấp hơn nhiều so với phần lớn các thành viên khác.

Và một thành viên nữa, Ngân hàng Kỹ thương (Techcombank) năm qua cũng đã giảm khá mạnh số dư nợ xấu tại VAMC, từ khoảng 3.742 tỷ xuống còn 2.922 tỷ. Đáng chú ý, Techcombank đã đưa ra định hướng sẽ xử lý toàn bộ phần còn lại đó trong năm nay.

Cũng như Techcombank, ít nhất hai lần VietinBank nêu mục tiêu sẽ xử lý hoàn toàn nợ xấu đã bán cho VAMC trong năm nay.

Theo đó, sau khi Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã xóa sạch nợ xấu của mình tại VAMC, thì từ 2017 có triển vọng thêm một số thành viên nói trên tiếp bước, đi sớm hơn lộ trình dự kiến chủ động xử lý nợ xấu.

Theo Minh Đức/Vneconomy.vn

Có thể bạn quan tâm

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Khảo sát đầu tháng 11 cho thấy, biểu lãi suất huy động được ngân hàng ACB tiếp tục duy trì ổn định tại tất cả các kỳ hạn. Do đó, khung lãi suất hiện đang dao động trong khoảng 2,3 – 4,5%/năm đối với kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Sang tháng mới, ngân hàng Sacombank duy trì ổn định khung lãi suất huy động cả hình thức gửi tiết kiệm truyền thống và trực tuyến. Theo đó, khách hàng gửi tiết kiệm truyền thống được hưởng lãi suất trong khoảng 2,8 – 5,2%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Qua so sánh, biểu lãi suất tiền gửi ngân hàng HDBank trong tháng này được duy trì ổn định so với cùng kỳ. Do đó, 3,35 - 8,1%/năm là khung lãi suất được áp dụng khách hàng cá nhân, kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, hình thức lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Theo khảo sát mới nhất, khung lãi suất tiết kiệm ngân hàng BIDV dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp không có sự thay đổi so với tháng trước. Qua so sánh, 4,7%/năm là mức lãi suất cao nhất được áp dụng cho các khoản tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Tăng trưởng lành mạnh và bền vững, TPBank báo lãi gần 5.500 tỷ đồng

Bức tranh lợi nhuận tươi sáng của TPBank

Cuộc đua trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng trở nên khốc liệt, tuy nhiên TPBank vẫn luôn giữ vững vị thế, với kết quả kinh doanh quý 3, một lần nữa khẳng định năng lực cạnh tranh vượt trội của ngân hàng này...