Vingroup điều chỉnh room ngoại từ 40% xuống 36%

UBCKNN vừa có văn bản chấp thuận cho CTCP Tập đoàn Vingroup (mã: VIC) điều chỉnh tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài đối với cổ phiếu VIC từ 40% xuống còn 36%.
Vingroup điều chỉnh room ngoại từ 40% xuống 36%

Việc này nhằm mục đích đảm bảo tỷ lệ sở hữu nước ngoài sau đợt phát hành cổ phiếu riêng lẻ. Trước đó, Vingroup công bố phương án chào bán riêng lẻ 250 triệu cổ phiếu cho tối đa 5 tổ chức nước ngoài. Giá chào bán mỗi cổ phần trên 100.000 đồng nhưng mức cụ thể sẽ ủy quyền cho HĐQT quyết định. Nếu chào bán thành công, Vingroup ước tính thu về không thấp hơn 25.000 tỷ đồng.

Số tiền huy động được dự kiến sẽ dùng 6.000 tỷ đồng để đầu tư cho các công ty con trong lĩnh vực công nghiệp - công nghệ là VinFast, Vinsmart và VinTech; 10.000 tỷ đồng trả nợ gốc và lãi; 9.000 tỷ đồng còn lại bổ sung vốn cho tập đoàn và các công ty con.

Lượng cổ phần chào bán tương ứng 7,83% cổ phần đang lưu hành và 7,26% cổ phần sau khi hoàn thành và bán được tối đa.

Trong khi đó, Bloomberg dẫn thông tin từ tờ Maeil Business của Hàn Quốc cho biết tập đoàn SK Group sẽ mua 1 tỷ USD cổ phần của tập đoàn Vingroup thông quacông ty SK South East Asia Investment (Singapore).

SK South East Asia Investment được thành lập vào tháng 8/2018 với số vốn được huy động từ 5 công ty con của SK, gồm SK Telecom và SK Hynix. Mỗi công ty này đầu tư 100 triệu USD vào SK South East Asia Investment, dấy lên đồn đoán rằng công ty này được thành lập để nhằm vào Vingroup.

Năm 2018, SK Group cũng đã chi 11.000 tỷ đồng (470 triệu USD) để mua 110 triệu cổ phiếu Masan Group. Sau giao dịch này, SK Group trở thành cổ đông nước ngoài lớn nhất của Masan với tỷ lệ sở hữu 9,5%.

SK Group là một trong những tập đoàn hàng đầu của Hàn Quốc hoạt động trong các lĩnh vực năng lượng, viễn thông, linh kiện công nghệ cao, logistics và dịch vụ. SK Group hiện đã có mặt tại hơn 40 quốc gia, đạt mức doanh thu xấp xỉ 141 tỷ USD tính đến cuối năm 2017.

Hồi tháng 12/2018, Vingroup cũng thực hiện giảm tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài từ 41% xuống 40%.

 >> Vingroup mua chuỗi cửa hàng tiện lợi thua lỗ với giá 1 USD

Có thể bạn quan tâm

Tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng 1.300 điểm

Tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng 1.300 điểm

Nếu VN-Index phá vỡ hoàn toàn vùng 1.285-1.305 điểm, đà tăng mới có thể hình thành với mục tiêu hướng tới vùng 1.370-1.380 điểm trong năm 2025. Nhà đầu tư nên theo dõi sát phản ứng giá tại vùng 1.280-1.290 điểm và tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng kháng cự 1.300 điểm...

Hạn chế mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao

Hạn chế mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao

Nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ cổ phiếu đang có đà tăng tốt trong danh mục và chưa xuất hiện tín hiệu đảo chiều giảm điểm, tuy nhiên, cần hạn chế giải ngân mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao và chưa có tín hiệu kiểm tra kháng cự thành công...

VNX báo lãi hơn 2.200 tỷ đồng năm 2024

VNX báo lãi hơn 2.200 tỷ đồng năm 2024

Doanh thu của VNX trong năm 2024 ghi nhận mức tăng trưởng tích cực so với năm trước, với động lực chính đến từ hai đơn vị thành viên là HOSE và HNX...

Rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng

Rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng

Chỉ số VN-Index dần suy yếu và mất đà sau khi tiếp cận vùng kháng cự gần, việc xuất hiện bóng nến trên kéo dài ngay tại vùng đỉnh ngắn hạn đang bỏ ngỏ rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng và có thể dẫn đến các nhịp điều chỉnh sâu hơn...

Cổ phiếu KPF vào diện đình chỉ giao dịch

Cổ phiếu KPF vào diện đình chỉ giao dịch

Cổ phiếu KPF của Đầu tư Tài sản Koji bị đình chỉ giao dịch do chậm nộp báo cáo tài chính soát xét bán niên năm 2024, bên cạnh đó doanh nghiệp này đang đối mặt với khó khăn về tài chính và kinh doanh...