Vingroup, T&T, Him Lam, DIC muốn làm đường vành đai 4 vùng Thủ đô

Theo báo cáo giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và UBND TP. Hà Nội đã nhận được đề xuất của các nhà đầu tư tiềm năng mong muốn được tham gia thực hiện dự án như Tập đoàn Vingroup, Tập đoàn T&T, Tập đoàn Him Lam, CTCP DIC,…
Vingroup, T&T, Him Lam, DIC muốn làm đường vành đai 4 vùng Thủ đô

Ngày 16/6, với đa số đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết chủ trương đầu tư dự án đường vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội.

Theo báo cáo giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và UBND TP. Hà Nội đã nhận được đề xuất của các nhà đầu tư tiềm năng mong muốn được tham gia thực hiện dự án như: Tập đoàn Vingroup - CTCP (Nhà đầu tư đề xuất dự án) hiện do tỉ phú Phạm Nhật Vượng làm Chủ tịch HĐQT; Tập đoàn T&T của Chủ tịch HĐQT Đỗ Quang Hiển (bầu Hiển); Tập đoàn Him Lam do ông Dương Công Minh làm Chủ tịch HĐQT, Công ty CP DIC…

Các doanh nghiệp đều có cam kết đối với việc huy động vốn nhà đầu tư trên thị trường và khẳng định tính khả thi của dự án khi được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư. Như vậy, khả năng huy động vốn của doanh nghiệp dự án sẽ được bảo đảm.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng báo cáo, việc đánh giá cụ thể năng lực tài chính của nhà đầu tư sẽ được tiếp tục thực hiện tại bước đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án. Đồng thời, qua kết quả tính toán sơ bộ về phương án tài chính có các thông số bảo đảm khả thi, thời gian hoàn vốn 21 năm. Do đó, việc áp dụng phương thức đầu tư PPP đối với dự án thành phần 3 là có cơ sở.

Tuyến đường vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội dài khoảng 112,8 km, chia thành 7 dự án thành phần áp dụng các công nghệ tiên tiến, hiện đại, bảo đảm yêu cầu an toàn, đồng bộ, chất lượng và hiệu quả… Sơ bộ tổng mức đầu tư của dự án 85.813 tỉ đồng.

Trong 7 dự án thành phần, dự án thành phần 3 (dự án PPP) loại hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh - Chuyển giao (BOT), được áp dụng cơ chế bảo đảm đầu tư, cơ chế chia sẻ phần giảm doanh thu theo quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư.

Chiều dài dự kiến của dự án thành phần 3 là 100 - 120 km, sơ bộ tổng mức đầu tư 56.536 tỉ đồng, trong đó vốn nhà đầu tư thu xếp khoảng 29.447 tỉ đồng, còn lại vốn ngân sách T.Ư và vốn ngân sách địa phương. Cơ quan có thẩm quyền là UBND TP. Hà Nội. 

Theo Nghị quyết của Quốc hội, đường vành đai 4 vùng Thủ đô sẽ được chuẩn bị đầu tư, thực hiện từ năm nay, cơ bản hoàn thành năm 2026 và đưa vào khai thác từ năm 2027.

Hà Nội chịu trách nhiệm là cơ quan đầu mối tổ chức thực hiện dự án bảo đảm tính tổng thể, đồng bộ. Trong đó, dự án thành phần 3 được áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước để lựa chọn nhà đầu tư.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...