Vn-Index lọt danh sách giảm mạnh nhất thế giới

Theo dữ liệu từ IndexQ, tại thời điểm kết thúc phiên giao dịch quý II, chỉ số Vn-Index lọt danh sách 10 thị trường giảm mạnh nhất trong tháng 6 và 3 tháng gần nhất.
Vn-Index lọt danh sách giảm mạnh nhất thế giới

Chỉ riêng tháng 6, Vn-Index của Việt Nam là chỉ số chứng khoán giảm mạnh nhất thế giới với 2,27%. Đứng sau là Nigeria Index với mức giảm là 2,02%. Vn-Index và Nigeria Index cũng chính là 2 chỉ số hiếm hoi trên thế giới trong tháng vừa qua giảm trên 1%.

Còn trong danh sách các chỉ số chứng khoán giảm mạnh nhất quý II, thị trường chứng khoán Việt Nam có mức giảm 3,36% đứng thứ 8 trong danh sách.

Trong quý II, vốn hóa sàn HoSE đạt gần 3,2 triệu tỷ đồng, giảm nhẹ gần 0,45 so với quý I, tổng khối lượng giao dịch đạt gần 10 tỷ cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch là 232.015 tỷ đồng, giảm 5,7% về khối lượng và 11,71% về giá trị so với quý I.

Tuy nhiên, điểm sáng của sàn HoSE trong quý II vừa qua là lượng mua ròng của khối ngoại đạt 4.941 tỷ đồng, tương ứng 28,5 triệu cổ phiếu.

Quay trở lại với bảng xếp hạng , đứng đầu về mức giảm điểm trong 3 tháng qua là chỉ số SZ SME của Thâm Quyến (gồm cổ phiếu của doanh nghiệp vừa và nhỏ) giảm đến 7,48%. Hai chỉ số Chinext (sàn chứng khoán hoạt động theo mô hình sàn Nasdaq, dành riêng cho các doanh nghiệp nhỏ và các công ty thuộc lĩnh vực công nghệ cao của Trung Quốc) và Luxembourg Index đều giảm trên 7%.

Ở chiều ngược lại, hai chỉ số Argentina và Hy Lạp chia sẻ hai vị trí dẫn đầu về mức tăng giá trong tháng 6 và 3 tháng gần đây, tương đương mức tăng lần lượt là 20,65% và 16,24%; 27,07% và 20,34%.

So với thế giới là vậy nhưng tình hình trong nước, theo ông Phạm Hồng Sơn đánh giá, thị trường chứng khoán tiếp tục có sự tăng trưởng tốt trong 6 tháng đầu năm nay.

Chỉ số Vn- Index tăng hơn 6% so với cuối năm 2018, quy mô vốn thị trường hiện nay đạt hơn 4 triệu 300 nghìn tỷ đồng, tăng 8,8% so với cuối năm 2018 và tương đương 77,9% GDP của năm 2018.

Dự báo sáu tháng cuối năm, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn có sự phát triển khả quan, nhất là với sự tham gia của các sản phẩm mới sẽ tạo thêm lựa chọn cho nhà đầu tư, thêm công cụ phòng ngừa rủi ro và hoàn thiện cơ cấu thị trường.

CTCK MBS nhận định, trước thời điểm các doanh nghiệp niêm yết chính thức công bố kết quả kinh doanh bán niên 2019 khoảng 2 tuần, thị trường sẽ có hiện tượng phân hóa, dòng tiền tập trung trung vào cổ phiếu của các công ty dự kiến có kết quả kinh doanh quý II/2019 khả quan.

Kết quả kinh doanh bán niên của các doanh nghiệp này sẽ củng cố sự tự tin của giới đầu tư, thu hút dòng tiền nhập cuộc và tham gia giao dịch tích cực hơn.

 >> Vn-Index có thể trở lại mốc 1.000 điểm

Có thể bạn quan tâm

Sabeco chi gần 3.800 tỷ đồng trả cổ tức

Sabeco chi gần 3.800 tỷ đồng trả cổ tức

Trong khi nhiều doanh nghiệp dè dặt thắt chặt dòng tiền, Sabeco lại khiến thị trường xôn xao với kế hoạch chi cổ tức tiền mặt lên tới gần 3.800 tỷ đồng dù kết quả kinh doanh quý I vẫn đang chịu sức ép từ cạnh tranh và chính sách thuế...

Chứng khoán Mỹ trượt giảm, giá dầu tăng vọt 3%

Chứng khoán Mỹ trượt giảm, giá dầu tăng vọt 3%

Chứng khoán Mỹ giảm điểm sau khi Tổng thống Donald Trump đưa ra những phát biểu thiếu chắc chắn về các thỏa thuận thương mại toàn cầu. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng đang thận trọng chờ đợi quyết định lãi suất từ Fed…

Dòng tiền chưa trở lại, VN-Index vẫn phải chờ cú hích từ đàm phán thương mại Việt - Mỹ

Dòng tiền chưa trở lại, VN-Index vẫn phải chờ cú hích từ đàm phán thương mại Việt - Mỹ

Ngày đầu vận hành hệ thống KRX, thị trường chứng khoán Việt Nam bật tăng trong kỳ vọng nâng hạng, nhưng đà phục hồi vẫn thiếu lực khi dòng tiền còn dè dặt và các công ty chứng khoán cho rằng thị trường nhiều khả năng sẽ tiếp tục đi ngang trong ngắn hạn trước khi bước vào xu hướng rõ ràng hơn...