VN-Index nhiều khả năng sẽ còn chứng kiến thêm các nhịp giảm phá đáy

Mặc dù vậy, khi xu hướng giảm điểm vẫn đang giữ vai trò chủ đạo trong ngắn hạn, nhịp hồi phục có thể không kéo dài lâu và chỉ số nhiều khả năng sẽ còn chứng kiến thêm các nhịp giảm phá đáy trước khi có thể tìm được vùng đáy vững chắc hơn...

VN-Index nhiều khả năng sẽ còn chứng kiến thêm các nhịp giảm phá đáy

Chứng khoán ngày 18/11, VN-Index mở cửa phiên trong trạng thái tiêu cực và có thời điểm chỉ số mất hơn 10 điểm. Sau đó, lực cầu “bắt đáy” xuất hiện giúp thị trường dần ấm lại vào phiên chiều, có lúc VN-Index tăng hơn 5 điểm.

Tuy nhiên dòng tiền mua nhập cuộc vẫn chưa đủ để chỉ số đảo chiều. Kết phiên, VN-Index giảm gần 1,5 điểm, lùi về mốc 1.217,12 điểm. Ngược lại, HNX-Index và UPCoM đều tăng điểm nhẹ.

Tổng giá trị khớp lệnh đạt gần 16.000 tỷ đồng, trong đó khối ngoại chiếm hơn 4.200 tỷ đồng. Nhóm này tiếp tục bán ròng mạnh gần 1.500 tỷ đồng, tập trung bán SSI 268 tỷ đồng, VHM 243 tỷ đồng, MWG 198 tỷ đồng, HDB 146 tỷ đồng; VNM, MSN hơn 100 tỷ đồng; VPB 87 tỷ đồng, HPG 76 tỷ đồng, VCB 44 tỷ đồng… Ngược lại, STB được mua ròng mạnh nhất với giá trị 33 tỷ đồng, kế đến là TCB 26 tỷ đồng, GAS 20 tỷ đồng, HCM 18 tỷ đồng, VCI 15 tỷ đồng…

Nhóm cổ phiếu chứng khoán ghi nhận sự hồi phục tích cực nhất. SSI và VND tăng hơn 1%, VCI và VIX tăng hơn 2%, HCM tăng 3,6%, SHS đứng tham chiếu. Một số mã nhỏ tích cực hơn như ORS tăng trần, HAC +8,9%, CTS +4%, MBS +3,8%, AGR +3,4%, APS +3,2%, BVS +3,2%, BSI +3,1%... Chiều giảm có DSE -2%, TCI -1,6%, VFS -1,4%.

Nhóm ngân hàng có PGB tăng mạnh gần 8%. VBB cũng tăng tốt hơn 5%, TPB tăng 2,6%; NVB, OCB tăng hơn 1%; ACB, CTG, EIB, NAB, SSB, STB, VIB tăng nhẹ. Chiều giảm có BID, HDB, MBB, SGB, VCB, với mức giảm nhẹ. Các mã còn lại đứng tham chiếu.

Nhóm bất động sản cũng hồi phục không đồng đều. Chiều tăng có VHM +1,4%, DXG +1,9%, PDR +1,5%, NVL +1,4%, CEO +1,4%, VPI +1,8%, NTL +4,4%, NHA +3,8%, QCG +3,9%, HQC +3,9%... Tích cực nhất là TCH tăng trần về lại giá 15.150 đồng/cổ phiếu.

Chiều ngược lại, các cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp điều chỉnh mạnh hơn, như KBC -6%, SZC -1,5%, IDC -1,1%, SIP -4,9%, BCM -1,5%, LHG -3,2%, TIP -2,1%... VIC, VRE, DIG, KDH, NLG cũng giảm nhẹ.

Nhóm thép không có biến động đáng kể. HPG giảm nhẹ 0,4% trong khi HSG và NKG đều tăng nhẹ. Tại các nhóm ngành khác cũng ghi nhận diễn biến phân hóa. Một số mã nhỏ thuộc nhóm vận tải - cảng biển tăng mạnh như CQN +10%, PHP +13,7%, DXP +3,4%, ACV +3,2%...

Nhóm nông nghiệp có sự trái chiều giữa HAG -3,4% và HNG +4,2%. Nhóm viễn thông có VGI tăng hơn 2%, TTN tăng hơn 4%, MFS tăng hơn 3%; ngược lại, CTR -3,5%, FOX -3,6%, FOC -3,2%...

anh-chup-man-hinh-2024-11-18-luc-191316.png
Diễn biến chỉ số VN-Index trong thời gian qua

Mua thăm dò tại mốc hỗ trợ 1.208 điểm

Chứng khoán Kiến Thiết Việt Nam (CSI)

Chỉ số VN-Index đã có một phiên biến động mạnh với biên độ biến động trong phiên lên đến 20,78 điểm. Thanh khoản không đột biến, vẫn duy trì ở mức tương đương trung bình 20 phiên.

Dù đóng cửa giảm điểm phiên thứ ba liên tiếp, song lực cầu bắt đáy đã có tín hiệu nhập cuộc, cộng với việc VN-Index giữ vững mốc hỗ trợ 1.208 điểm thì khả năng cao là xu hướng giảm điểm đang có chiều hướng chững lại.

Tuy vậy, tín hiệu đảo chiều tăng chưa được xác nhận nên chúng ta không nên vội vàng mua đuổi trong phiên tới.

Chúng tôi đã khuyến nghị mua thăm dò tại mốc hỗ trợ 1.208 điểm, vị thế mua thăm dò đang có lợi thế, nhưng cần kiên nhẫn chờ đợi tín hiệu xác nhận mới gia tăng thêm tỷ trọng.

Có thể giải ngân thăm dò với tỷ trọng vừa phải

Chứng khoán Vietcombank (VCBS)

Chúng tôi khuyến nghị các nhà đầu tư có thể giải ngân thăm dò với tỷ trọng vừa phải ở một số cổ phiếu thuộc nhóm ngành có tín hiệu thu hút lực cầu trở lại sau khi đã điều chỉnh sâu về vùng đáy/hỗ trợ với mục tiêu lướt sóng T+.

Tuy nhiên, cần lưu ý về việc tuân thủ nghiêm ngặt quy tắc chốt lời/cắt lỗ để bảo toàn vốn/lợi nhuận trong trường hợp rung lắc bất ngờ xảy ra.

Thị trường sẽ xuất hiện những nhịp phục hồi kỹ thuật

Chứng khoán AIS

Chỉ số VN-Index xuất hiện cây nến Spinning Top (nến con xoay), có bóng dưới dài nhờ lực cầu xuất hiện ở phiên chiều. Chúng tôi vẫn bảo lưu quan điểm thị trường sẽ xuất hiện những “nhịp phục hồi kỹ thuật” trong tuần này khi VN-Index kiểm định vùng hỗ trợ tâm lý 1.200 điểm cũng như các chỉ báo xung lực giá đang trong vùng quá bán.

Tuy nhiên, nếu thanh khoản không có sự cải thiện đáng kể, cùng đà ngừng bán ròng của khối ngoại thì chỉ số vẫn có xác suất điều chỉnh trở lại với hỗ trợ gần nhất là khu vực 1.190-1.200 điểm (quanh vùng đáy tháng 8/2024).

Chỉ số có khả năng phá đáy

Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV)

Mẫu nến "Doji" biên độ rộng cho thấy thế giằng co khá mạnh nhưng với tương quan cung cầu đã tạm thời quay trở lại trạng thái cân bằng. Việc xuất hiện mẫu nến đảo chiều, tại vùng hỗ trợ gần, trong bối cảnh một số chỉ báo xung lực đã về vùng quá bán đang cho thấy cơ hội hồi phục của VN-Index

Mặc dù vậy, khi xu hướng giảm điểm vẫn đang giữ vai trò chủ đạo trong ngắn hạn, nhịp hồi phục có thể không kéo dài lâu và chỉ số nhiều khả năng sẽ còn chứng kiến thêm các nhịp giảm phá đáy trước khi có thể tìm được vùng đáy vững chắc hơn.

Nhà đầu tư được khuyến nghị tránh mua đuổi trong những phiên hồi phục sớm, tranh thủ hạ tỷ trọng các vị thế ngắn hạn hoặc cơ cấu lại danh mục trong các phiên hồi phục.

Nhận định thị trường của các công ty chứng khoán được Thuonggia trích dẫn nguyên văn chỉ có giá trị như một nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán có thể có những xung đột lợi ích đối với các nhà đầu tư khi đưa ra nhận định.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Ba động lực chính giúp VN-Index đạt mốc 1.500 điểm vào cuối năm 2025

Ba động lực chính giúp VN-Index đạt mốc 1.500 điểm vào cuối năm 2025

MSVN kỳ vọng VN-Index sẽ chạm mốc 1.500 điểm vào cuối năm 2025, nhờ vào sự bứt phá lợi nhuận 17,1% và thanh khoản thị trường cải thiện mạnh mẽ, các nhóm ngành ngân hàng, bất động sản và bán lẻ được dự báo sẽ đóng vai trò “đầu tàu” dẫn dắt đà tăng trưởng này...