VNSteel lên kế hoạch chuyển lỗ thành lãi, không chia cổ tức năm 2023 để đảm bảo ổn định tài chính

Trong năm 2024, VNSteel đặt mục tiêu doanh thu 31.500 tỷ đồng, tăng gần 4% so với cùng kỳ và lợi nhuận trước thuế là 120 tỷ đồng, cách xa khoản lỗ 251,7 tỷ đồng của năm 2023…

Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 của Tổng Công ty Thép Việt Nam – CTCP (VNSteel – mã chứng khoán: TVN)
Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 của Tổng Công ty Thép Việt Nam – CTCP (VNSteel – mã chứng khoán: TVN)

Ngày 26/4, Tổng Công ty Thép Việt Nam – CTCP (VNSteel – mã chứng khoán: TVN) tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024.

Báo cáo tại đại hội, Hội đồng quản trị VNSteel nhận định thị trường thép trong năm 2024 đối mặt với những thuận lợi và thách thức đan xen. Về mặt thuận lợi, từ cuối năm 2023, Quốc hội đã đặt mục tiêu tăng trưởng GDP khoảng 6 – 6,5%. Cùng với việc Chính phủ đặt mục tiêu giải ngân tối thiểu 95% vốn đầu tư công là những yếu tố tác động tích cực tới ngành thép trong năm 2024.

Tiếp đó, hàng loạt các luật quan trọng được thông qua như Luật kinh doanh bất động sản, Luật nhà ở, Luật đất đai sửa đổi... sẽ tạo những tác động tích cực đến nền kinh tế trong nước nói chung và thị trường bất động sản nói riêng.

Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi, VNSteel đánh giá thị trường tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do tác động cộng hưởng của nhiều yếu tố bất lợi.

Thứ nhất, các cuộc xung đột trên khắp thế giới tiếp tục leo thang gây đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu. Giá cước container toàn cầu đã đạt mức cao nhất lịch sử kể từ khi được thống kê từ tháng 6/2011. Không chỉ gia tăng chi phí, hoạt động xuất nhập khẩu trong đó có các mặt hàng nguyên liệu thép theo tuyến hải trình Á – Âu hiện phải mất thêm 10 ngày vận chuyển.

Thứ hai, làn sóng phá sản của thị trường bất động sản Trung Quốc ảnh hưởng lớn đến nhu cầu thép tại quốc gia này. Nhu cầu trong nước đình trệ sẽ khiến Trung Quốc đẩy mạnh xuất khẩu, ảnh hưởng lớn đến thị trường thép của khu vực, trong đó có Việt Nam.

Đặc biệt, thị trường thép trong nước chịu cạnh tranh hết sức gay gắt đối với thép giá rẻ nhập khẩu từ Trung Quốc. Theo thống kê của số liệu hải quan, 2 tháng đầu năm 2024, Việt Nam nhập khẩu hơn 1,8 triệu tấn các mặt hàng thép xuất xứ từ Trung Quốc, tăng gấp hơn 3 lần so với cùng kỳ năm 2023.

Do đó, cạnh tranh về tiêu thụ của các doanh nghiệp thép trong nước những tháng tới được dự báo sẽ rất khốc liệt, trong khi đó thị trường xuất khẩu bị ảnh hưởng bởi chính sách phòng vệ của các quốc gia cũng như tình hình vận tải toàn cầu.

Nhìn chung, VNSteel cho rằng tình hình kinh tế vĩ mô nói chung và thị trường thép nói riêng trong những tháng đầu năm 2024 chưa có dấu hiệu khởi sắc, thị trường suy giảm nhanh hơn so với nhận định trước đó và tiềm ẩn nhiều rủi ro khi giá các mặt hàng đồng loạt xu hướng giảm trên khắp thế giới. Giá giảm sẽ ảnh hưởng tới tâm lý và nhu cầu của thị trường thép, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc cải thiện lợi nhuận và bán hàng.

Tổng công ty nhận định nhu cầu tiêu thụ thép của Việt Nam năm 2024 sẽ phục hồi so với năm 2023 tuy nhiên mức độ phục hồi yếu và chưa thể trở lại mức sản lượng như trước đại dịch Covid-19.

“Nhu cầu tiêu thụ thép xây dựng của Việt Nam phụ thuộc vào sự phục hồi của thị trường bất động sản. Trong khi đó các chuyên gia đều dự báo dấu hiệu phục hồi thị trường bất động sản chỉ thực sự rõ nét dần từ nửa cuối năm 2024 trở đi khi các quy định pháp luật liên quan chính thức có hiệu lực”, Hội đồng quản trị VNSteel nhấn mạnh.

Trên cơ sở đó, VNSteel đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2024 với mục tiêu tổng doanh thu đạt 31.500 tỷ đồng, tăng 3,9% so với cùng kỳ và lợi nhuận trước thuế đạt 120 tỷ đồng, cách xa khoản lỗ 251,7 tỷ đồng của năm 2023.

Về phương án phân phối lợi nhuận 2023, VNSteel cho biết lợi nhuận chưa phân phối trên báo cáo tài chính riêng tính đến ngày 31/12/2023 là 291,8 tỷ đồng. Hội đồng quản trị đề xuất trích quỹ khen thưởng, phúc lợi 4,4 tỷ đồng, quỹ thưởng người quản lý Tổng Công ty 450 triệu và trích tối đa 30% (tức gần 87,5 tỷ) vào quỹ đầu tư phát triển để thực hiện các hạng mục đầu tư sau: Thép Nhà Bè (150 tỷ đồng), Dự án Sun Pro Steel (210,2 tỷ đồng), Khách sạn Phương Nam (589 tỷ đồng), mua vốn điều lệ tại Tôn Phương Nam (92,05 tỷ đồng) và đầu tư khác (17,82 tỷ đồng).

Sau khi trích các quỹ trên, lợi nhuận sau thuế lũy kế còn lại là 199,37 tỷ đồng và vốn điều lệ của tổng công ty là 6.780 tỷ đồng.

Số dư quỹ đầu tư phát triển sau khi trích bổ sung theo quy định là 338,5 tỷ đồng, chưa đủ để thực hiện 5 hạng mục trong kế hoạch trên khoảng 471 tỷ đồng (chưa bao gồm khoản đầu tư mua vốn điều lệ tại công ty Thép Việt Úc với số tiền là 67 tỷ đồng đã giải ngân trong tháng 2/2024).

Trong khi đó, dự báo ngành thép tiếp tục khó khăn, nhu cầu đảm bảo sự ổn định về tài chính của VNSteel được đặt ra hết sức cấp bách. Bên cạnh đó, năm 2024, tổng công ty sẽ phải chủ động chuẩn bị nguồn lực tài chính lớn để nộp khoản thu theo quyết định quyết toán cổ phần hoá và thực hiện phương án xử lý dự án Tisco 2 và tái cơ cấu dự án VTM sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Do đó, Hội đồng quản trị đề xuất không chia cổ tức năm 2023 để đảm bảo sự ổn định về tài chính. Số lợi nhuận sau thuế còn lại, sau khi trích các quỹ dùng để tích luỹ cho đầu tư phát triển.

Xem thêm

 Hệ thống KRX có thể lỡ hẹn đầu tháng 5?

Hệ thống KRX có thể lỡ hẹn đầu tháng 5?

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa đưa ra ý kiến không chấp thuận đề nghị của HOSE đưa hệ thống công nghệ thông tin KRX vào vận hành chính chính thức vào ngày 2/5/2024...

Có thể bạn quan tâm

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Đồng USD mạnh lên có thể khiến các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi các thị trường mới nổi như Việt Nam để quay lại thị trường Mỹ. Điều này có thể dẫn đến việc chiết khấu định giá trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tương tự như những gì xảy ra trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump...

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Mặc dù xu hướng trung hạn đang là đi ngang nhưng xu hướng ngắn hạn vẫn tiếp tục nghiêng về chiều giảm. Nhà đầu tư được khuyến nghị chỉ duy trì một vị thế nắm giữ ở mức an toàn và tránh các quyết định mua đuổi giá trong các nhịp hồi phục...

Chứng khoán Mỹ chưa dứt đà tăng, giá dầu sụt giảm

Chứng khoán Mỹ chưa dứt đà tăng, giá dầu sụt giảm

Ba chỉ số chính của Phố Wall đã ghi nhận mức đóng cửa kỷ lục vào thứ Hai, được thúc đẩy bởi các cổ phiếu dự kiến sẽ hưởng lợi từ chính sách tài chính tiềm năng của Tổng thống đắc cử Donald Trump….

Thị trường chứng khoán trong ngắn hạn sẽ có các nhịp hồi phục chậm rãi

Thị trường chứng khoán trong ngắn hạn sẽ có các nhịp hồi phục chậm rãi

Thị trường trong ngắn hạn sẽ có thể tiếp tục các nhịp hồi phục chậm rãi. Nhà đầu tư cần theo sát diễn biến tỷ giá USD/VND và các động thái của Ngân hàng nhà nước trong thời gian tới để xác định xu hướng của thị trường trong ngắn hạn và nhận biết các dấu hiệu hồi phục chắc chắn hơn...

Chọn lọc cổ phiếu có vận động đi lên với dòng tiền tham gia mạnh để giải ngân

Chọn lọc cổ phiếu có vận động đi lên với dòng tiền tham gia mạnh để giải ngân

Nhà đầu tư nên tiếp tục chốt lời ngắn hạn khi đã đạt mục tiêu, chọn lọc những cổ phiếu có vận động đi lên với dòng tiền tham gia mạnh mẽ để giải ngân. Duy trì tỷ trọng ở mức vừa phải và hạn chế mua đuổi ở vùng giá cao, chủ động theo dõi diến biến thị trường để kịp cơ cấu lại danh mục...

S&P 500 phá mốc kỷ lục 6.000 điểm, giá dầu sụt mạnh

S&P 500 phá mốc kỷ lục 6.000 điểm, giá dầu sụt mạnh

Chỉ số S&P 500 đã có thời điểm vượt qua mốc 6.000 điểm và sau đó kết thúc tuần với mức tăng phần trăm lớn nhất trong một năm khi chiến thắng của ông Donald Trump và khả năng đảng Cộng hòa giành quyền kiểm soát Quốc hội đã mang đến kỳ vọng về những chính sách kinh doanh thuận lợi…