Phố Wall nhuộm đỏ khi tăng trưởng GDP yếu lan truyền sự ảm đạm về kỳ vọng cắt giảm lãi suất

Chứng khoán Phố Wall đóng cửa giảm điểm vào 25/4 khi thị trường choáng váng trước dữ liệu cho thấy tăng trưởng kinh tế Mỹ chậm hơn dự kiến, kèm theo đó là đợt bán tháo ở các cổ phiếu vốn hóa lớn do kết quả đáng thất vọng từ Meta Platforms…

Phố Wall nhuộm đỏ khi tăng trưởng GDP yếu lan truyền sự ảm đạm về kỳ vọng cắt giảm lãi suất

Kết thúc phiên 25/4, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm 375,12 điểm (-0,98%) xuống 38.085,80 điểm, S&P 500 mất 23,21 điểm (-0,46%) còn 5.048,42 điểm và Nasdaq Composite trượt 100,99 điểm (-0,64%) thành 15.611,76 điểm.

Lĩnh vực truyền thông, bị Meta kéo xuống, ghi nhận mức giảm nhiều nhất trong số 11 ngành thuộc S&P 500. Các danh mục khác cũng bị mất điểm gồm có chăm sóc sức khỏe, bất động sản, tài chính, hàng tiêu dùng thiết yếu và tiêu dùng không thiết yếu.

Kết quả đáng thất vọng từ Meta, cổ phiếu đã giảm gần 11%, cũng đè nặng lên tâm lý thị trường. Ba cổ phiếu trong “bộ bảy” Magnificent Seven khác, bao gồm Alphabet, Amazon.com và Microsoft cũng đóng cửa ở mức thấp hơn.

Tuy nhiên, cổ phiếu của Alphabet và Microsoft đã tăng giá trong thời gian giao dịch kéo dài sau khi cả hai công ty đều báo cáo kết quả hàng quý vượt qua ước tính của Phố Wall.

Dự báo doanh thu và lợi nhuận quý thấp hơn ước tính của thị trường đã đẩy cổ phiếu Intel giảm 8% trong giao dịch sau giờ đóng cửa.

International Business Machines cũng mất 8% sau khi công bố thỏa thuận 6,4 tỷ USD để mua lại HashiCorp cùng với kết quả quý đầu tiên, trong đó doanh thu không đạt ước tính.

Ở các diễn biến cổ phiếu riểng lẻ khác, Southwest Airlines mất gần 7% khi hãng hàng không thay đổi dự đoán về việc nhận được máy bay mới từ Boeing trong năm nay.

Caterpillar trượt 7% do thông báo cắt giảm dự báo doanh thu quý hai vì nhu cầu về thiết bị xây dựng của hãng đang đi xuống sau đợt bùng nổ vào năm ngoái.

Trong khi đó, giá vàng tăng đã giúp Newmont, công ty khai thác vàng thỏi lớn nhất thế giới, báo cáo lợi nhuận quý đầu tiên cao hơn ước tính. Cổ phiếu của Newmont tăng 12%.

Khối lượng giao dịch trên các sàn chứng khoán Mỹ là 10,7 tỷ cổ phiếu, thấp hơn so với mức trung bình 11,07 tỷ cổ phiếu trong 20 ngày qua.

Dữ liệu mới được công bố trong ngày (25/4) cho thấy nền kinh tế Mỹ trong quý 1/2024 đã có tốc độ tăng trưởng chậm nhất trong gần hai năm. Cụ thể, Nền kinh tế Mỹ chỉ tăng trưởng 1,6% trong quý đầu tiên, chậm hơn nhiều so với dự kiến, trong khi thước đo lạm phát cốt lõi lại bất ngờ tăng vọt 3,7% đã hạ bớt hy vọng của thị trường về việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất.

Theo LSEG, thị trường đang đặt cược vào khả năng Fed có thể chỉ cắt giảm 0,36 điểm phần trăm trong năm nay, thấp hơn nhiều so với dự đoán 1,5 điểm phần trăm được đưa ra vào đầu năm.

Ngoài ra, số lượng người Mỹ nộp đơn yêu cầu trợ cấp thất nghiệp mới cũng bất ngờ giảm vào tuần trước, cho thấy điều kiện thị trường lao động vẫn còn thắt chặt. Chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) tháng 3, thước đo lạm phát ưa thích của Fed, sẽ được báo cáo vào 26/4.

lynxmpecb60nb-l-2853.jpg

Trên thị trường năng lượng, giá dầu khá “im ắng” trong phiên 25/4 khi lo ngại về gián đoạn nguồn cung đã bị lấn át bởi các câu hỏi về nhu cầu nhiên liệu sau khi tăng trưởng kinh tế Mỹ chậm hơn dự kiến.

Hợp đồng tương lai dầu Brent tăng 20 cent, tương đương 0,2%, lên 88,22 USD/thùng. Giá dầu WTI của Mỹ không đổi ở mức 82,81 USD/thùng.

Mối lo ngại về nhu cầu nhiên liệu của Mỹ nảy sinh trong bối cảnh hoạt động kinh doanh của nước này có dấu hiệu hạ nhiệt trong tháng 4. Ngoài ra, dữ liệu việc làm, lạm phát đều mạnh hơn dự kiến cũng có nghĩa là Fed có nhiều khả năng sẽ trì hoãn việc cắt giảm lãi suất.

Emril Jamil, nhà phân tích dầu cao cấp tại LSEG Oil Research cho biết: “Diễn biến hiện tại của giá là do tâm lý thị trường đang tập trung lại vào những cơn gió ngược kinh tế toàn cầu do căng thẳng địa chính trị”.

Tuy nhiên, nguồn cung dầu vẫn chưa bị ảnh hưởng và chưa có dấu hiệu xung đột trực tiếp nào khác giữa Israel và Iran, quốc gia sản xuất dầu lớn thứ ba trong OPEC, kể từ tuần trước.

Trên thị trường tiền điện tử, giá Bitcoin vẫn chới với quanh vùng 64.000 USD khi cổ phiếu công nghệ tiếp tục giảm. Có thời điểm, Bitcoin mất hơn 2,5% xuống còn 63.240 USD.

Kể từ đầu tháng đến nay, đồng tiền điện tử có giá trị nhất thế giới đã giảm gần 10%, chủ yếu do sự đi xuống của các cổ phiếu công nghệ Mỹ, chịu ảnh hưởng bởi báo cáo thu nhập yếu kém từ Meta và IBM.

Bitcoin đôi khi có xu hướng đi theo chuyển động của các cổ phiếu công nghệ Mỹ vì cả hai đều được coi là khoản đầu tư mang lại lợi nhuận cao và gắn liền với sự phát triển của công nghệ trong tương lai. Hơn nữa, Bitcoin và công nghệ blockchain đã trở nên phổ biến hơn nhờ sự tham gia của các công ty công nghệ lớn như BlackRock, cũng như sự ra mắt của các quỹ ETF Bitcoin.

Tâm lý chùng xuống đã lan rộng khắp thị trường, khiến vốn hóa thị trường tiền điện tử toàn cầu giảm 2,16% xuống còn 2,35 nghìn tỷ USD. Ether, loại tiền điện tử lớn thứ hai về giá trị, cũng đã giảm 2,6%, dao động quanh mức 3.100 USD. Solana mất tới 6%, giao dịch quanh mức 145 USD. Đồng meme hàng đầu Dogecoin cũng trượt mất 3,5% giá trị, giao dịch ở mức 0,14 USD, theo CoinMarketCap.

Xem thêm

Chứng khoán Mỹ tăng điểm nhờ nhóm cổ phiếu công nghệ

Chứng khoán Mỹ tăng điểm nhờ nhóm cổ phiếu công nghệ

S&P 500 và Nasdaq đóng cửa ở mức cao hơn trong giao dịch biến động vào 24/4 khi giới đầu tư cân nhắc mức tăng của lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ trong bối cảnh kết quả kinh doanh khả quan, đặc biệt là từ các gã khổng lồ công nghệ…

Chứng khoán Mỹ bất ngờ tràn ngập sắc xanh

Chứng khoán Mỹ bất ngờ tràn ngập sắc xanh

Chứng khoán Mỹ tăng điểm trong phiên 23/4 sau thu nhập tích cực từ các công ty hàng đầu. Đồng thời, các nhà đầu tư cũng chuyển hướng tập trung vào kết quả hàng quý từ 7 cổ phiếu “The Magnificent Seven”…

Chứng khoán Mỹ phục hồi trở lại, giá dầu kéo dài đà giảm

Chứng khoán Mỹ phục hồi trở lại, giá dầu kéo dài đà giảm

Chứng khoán Mỹ đóng cửa tăng điểm vào 22/4, theo sau đợt bán tháo trên thị trường ở các phiên trước đó. Trong tuần này, các nhà đầu tư đang bước vào giai đoạn bận rộn với kết quả hàng quý từ các công ty chủ chốt sẽ mang lại cái nhìn thoáng qua về sức khỏe của nền kinh tế Mỹ…

Có thể bạn quan tâm

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

Nasdaq và S&P 500 đã khép lại phiên giao dịch thứ Hai với mức tăng nhẹ, hồi phục một phần tổn thất sau nhiều phiên giảm trước đó. Các nhà đầu tư hiện đang háo hức chờ đợi báo cáo lợi nhuận quý của Nvidia…

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

Sau khi nâng vốn lên 19.613 tỷ đồng, TCBS vươn lên vị trí dẫn đầu trong ngành chứng khoán về vốn điều lệ, vượt qua Chứng khoán SSI. Tuy nhiên, “ngôi vương” này có thể sẽ sớm đổi chủ khi SSI đang triển khai chào bán 151,1 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 18.130 tỷ đồng lên 19.641 tỷ đồng...

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Đồng USD mạnh lên có thể khiến các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi các thị trường mới nổi như Việt Nam để quay lại thị trường Mỹ. Điều này có thể dẫn đến việc chiết khấu định giá trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tương tự như những gì xảy ra trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump...

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Mặc dù xu hướng trung hạn đang là đi ngang nhưng xu hướng ngắn hạn vẫn tiếp tục nghiêng về chiều giảm. Nhà đầu tư được khuyến nghị chỉ duy trì một vị thế nắm giữ ở mức an toàn và tránh các quyết định mua đuổi giá trong các nhịp hồi phục...