Cụ thể, ông Trần Đình Long đăng ký mua vào hơn 5,5 triệu cổ phiếu còn bà Vũ Thị Hiền mua gần 850.000 cổ phiếu.
Được biết, trước giao dịch, ông Trần Đình Long đang nắm giữ 649,4 triệu cổ phiếu, tương ứng với 25,15% vốn của Hòa Phát, bà Hiền đang nắm giữ 201,1 triệu cổ phiếu HPG (tỷ lệ 7,29%). Nếu giao dịch được thực hiện thành công thì ông Long và bà Hiền sẽ nâng lượng cổ phiếu nắm giữ lên lần lượt 700 triệu cổ phiếu, tương đương 25,35% và 202 triệu cổ phiếu, tương đương 7,32%.
Ngoài vợ, nhiều người thân của ông Long cũng đang sở hữu cổ phiếu HPG là ông Trần Đình Thăng và Trần Đình Tân cùng em gái Trần Ánh Tuyết, mỗi người sở hữu 450.361 cổ phiếu, tỷ lệ 0,02%.
Ông Trần Vũ Minh, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và đầu tư Đại Phong, là con trai ông Trần Đình Long sở hữu 1,3 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 0,05%.
Nếu hai giao dịch trên thành công, gia đình ông Trần Đình Long sẽ nắm giữ gần 904 triệu cổ phiếu HPG, ứng với tỷ lệ 32,76% vốn tại Hòa Phát.
Ngay sau khi thông tin này được công bố, kết thúc phiên giao dịch ngày 18/6, cổ phiếu HPG đã tăng 2,67% lên mức 23.050 đồng/cp. Tạm tính theo giá này, vợ chồng ông Trần Đình Long cần chuẩn bị khoảng 147 tỷ đồng để mua đủ số cổ phiếu đăng ký.
Trước đó, HPG đã chạm sát đáy, giảm khoảng 6% so với thời điểm cuối năm 2018. Khối lượng giao dịch trung bình 10 phiên gần nhất của HPG khoảng 4 triệu cổ phiếu.
Mới đây, ngày 5/6 vừa qua, Hòa Phát đã chốt danh sách cổ đôngdự kiến phát hành 637,17 triệu cổ phiếu trả cổ tức năm 2018 cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 30%, tương đương tỷ lệ 10:3, tức cổ đông sở hữu 10 cổ phiếu sẽ được nhận 3 cổ phiếu mới. Số cổ phiếu lẻ thập phân (nếu có) sẽ bị hủy bỏ.