Vốn điều lệ của Thế Giới Di Động tăng gấp đôi, lên hơn 14.638 tỷ đồng

Sau đợt phát hành 731.854.815 cổ phiếu để trả cổ tức với tỷ lệ 1:1, vốn điều lệ của Công ty CP Thế Giới Di Động (Mã chứng khoán: MWG) đã tăng gấp đôi, từ hơn 7.320 tỷ đồng lên hơn 14.638 tỷ đồng.

Công ty CP Thế Giới Di Động vừa công bố thông tin về việc tăng vốn điều lệ từ hơn 7230 tỷ đồng lên hơn 14.638 tỷ đồng. Điều này đồng nghĩa với số cổ phần sau khi thay đổi của Thế Giới Di Động là hơn 1.463,8 triệu cổ phiếu. Thời điểm thay đổi vốn điều lệ là ngày 28/6/2022.

Trước đó, Thế Giới Di Động đã thực hiện đợt phát hành cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 1:1, tương đương với số lượng cổ phiếu phát hành là hơn 732 triệu cổ phiếu.

Thời gian gần đây, cổ phiếu MWG liên tục bị bán ròng, trong đó 3 quỹ thành viên của Dragon Capital đã thoái gần 1,1 triệu cổ phiếu của Thế giới Di Động.

Cụ thể, Norges Bank bán 700.000 đơn vị MWG, và hạ tỷ lệ sở hữu từ 1,56% (với 11,4 triệu cổ phần) xuống 1,46% (10,7 triệu cổ phần). Trong khi đó, DC Developing Markets Strategies Public Limited Company và Samsung Vietnam Secuirities Master Investment Trust [Equity] bán lần lượt là 305.000 và 70.000 cổ phần.

Như vậy, Dragon Capital hạ lượng nắm giữ tại Thế giới Di động (HoSE:MWG) từ 74,1 triệu cổ phần (tỷ lệ 10,13%) còn 73,1 triệu cổ phần (tỷ lệ 9,98%).

Trong các quỹ của Dragon Capital, Vietnam Enterprise Investments Limited (VEIL) sở hữu lượng cổ phiếu MWG lớn nhất với 2,2% vốn Thế giới Di động, tương đương 16,2 triệu cổ phiếu (do MWG vừa tiến hành chia cổ phiếu tỷ lệ 1:1 nên lượng sở hữu sẽ gấp đôi). Tính tới ngày 9/6, MWG là khoản đầu tư lớn nhất của VEIL với tỷ trọng 11,6%.

Trước đó, một số quỹ khác của Dragon Capital đã mua vào tổng cộng 3,8 triệu đơn vị MWG, nâng lượng sở hữu tại doanh nghiệp này lên gần 76,8 triệu cổ phần, tương đương 10,5% vốn điều lệ.

Năm 2022, Thế Giới Di Động đặt mục tiêu có doanh thu 140.000 tỷ đồng và lãi sau thuế 6.350 tỷ đồng.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Nhìn tưởng “giàu”, hóa ra đang "nợ": Bí ẩn khoản phải thu của các đại gia bất động sản

Nhìn tưởng “giàu”, hóa ra đang "nợ": Bí ẩn khoản phải thu của các đại gia bất động sản

Trong bối cảnh ngành bất động sản tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức, một điểm đáng chú ý trên báo cáo tài chính quý 1/2025 của nhiều doanh nghiệp là tỷ trọng các khoản phải thu trên tổng tài sản đang ở mức rất cao, trong số đó, có các cái tên nổi bật như An Gia, Đất Xanh và Vinhomes...

Định vị nhà đầu tư cá nhân trong "cuộc chơi mới" của thị trường chứng khoán Việt Nam

Rủi ro điều chỉnh vẫn còn hiện hữu

VN-Index bất ngờ bứt phá trong phiên 20/5 khi vượt qua ngưỡng kháng cự tâm lý 1.300 điểm, đánh dấu mức tăng mạnh nhất trong tháng 3/2025 và tiến sát vùng cản 1.320 điểm, tuy vậy, giới phân tích vẫn cảnh báo khả năng rung lắc có thể xuất hiện khi chỉ số tiến gần vùng đỉnh cũ...

Chứng khoán tăng nhẹ sau tin xấu từ Moody's

Chứng khoán tăng nhẹ sau tin xấu từ Moody's

Chứng khoán Mỹ gần như đi ngang trong ngày giao dịch đầu tuần khi tâm lý thị trường bị ảnh hưởng bởi việc Moody’s hạ bậc tín nhiệm quốc gia do gánh nặng nợ công khổng lồ…

VN-Index hướng tới mốc 1.300 điểm, song tăng giữa những nhịp rung lắc

Áp lực bán gia tăng, VN-Index có thể về sát vùng giằng co 1.280 điểm

Sau chuỗi tăng mạnh đầy hưng phấn, thị trường chứng khoán mở cửa tuần mới trong tâm lý dè dặt và áp lực chốt lời lộ rõ, các công ty chứng khoán nhận định vùng 1.280 điểm tiếp tục được kỳ vọng là điểm tựa cân bằng cho VN-Index trong những phiên giằng co sắp tới...

Thị trường đứng trước nguy cơ điều chỉnh sâu

Thị trường đứng trước nguy cơ điều chỉnh sâu

Sau hai tuần đầu tháng 5 khởi sắc, VN-Index đã chính thức vượt mốc tâm lý 1.300 điểm, trở lại vùng đỉnh hồi tháng 3/2025, tuy nhiên các công ty chứng khoán đồng loạt cảnh báo rủi ro điều chỉnh ngắn hạn khi dòng tiền có dấu hiệu thận trọng và thị trường bước vào giai đoạn hấp thụ lực bán...