VPS, SSI, VNDirect tiếp tục nằm trong nhóm đầu về giao dịch môi giới sàn HOSE

Top 10 thị phần giá trị giao dịch môi giới trên HOSE trong quý 4/2022 có vài sự thay đổi nhỏ so với quý 3. Trong đó, thị phần của công ty đứng đầu bị thu hẹp đáng kể.

Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) công bố Top 10 công ty chứng khoán có thị phần giá trị giao dịch môi giới lớn nhất quý 4/2022 và năm 2022 trên sàn HOSE.

Top 10 thị phần giá trị giao dịch môi giới trên HOSE trong quý 4/2022 có vài sự thay đổi nhỏ so với quý 3. Trong đó, thị phần của công ty đứng đầu bị thu hẹp đáng kể và vị trí các công ty có sự hoán đổi. Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT (FPTS) "văng" khỏi danh sách “nhường” vị trí cho Công ty Cổ phần Chứng khoán Rồng Việt (VDSC).

Cụ thể, Công ty Cổ phần Chứng khoán VPS tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu về thị phần môi giới cổ phiếu, chứng chỉ quỹ và chứng quyền có bảo đảm trên sàn HOSE. Tuy nhiên, thị phần môi giới của công ty này có sự sụt giảm mạnh trong quý này, kể từ mức 18,71% ở cuối quý 3 xuống còn 14,81%.

Ngược với sự sụt giảm của VPS, thị phần của nhiều công ty chứng khoán khác lại có sự gia tăng trong quý 4/2022. Ở vị trí thứ hai, thị phần của Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI có sự cải thiện nhẹ, từ 9,6% ở cuối quý 3 lên 9,96%. Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDirect tiếp tục ở vị trí thứ 3 với thị phần 7,51%, giảm nhẹ so với mức 7,72% ở quý trước.

Công ty Cổ phần Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam (MAS) ở vị trí thứ 4 với thị phần tăng từ 5,85% lên 6,31%. Công ty Cổ phần Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HSC) đứng thứ 5 về thị phần, với mức tăng 0,6 điểm % lên 6,9%.

Có 5 vị trí tiếp theo trong bảng xếp hạng này là Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt (VCSC), Công ty Cổ phần Chứng khoán MB (MBS), Công ty Cổ phần Chứng khoán Kỹ thương (TCBS), Công ty Cổ phần Chứng khoán KIS Việt Nam và Công ty Cổ phần Chứng khoán Rồng Việt (VDSC).

Đáng chú ý, TCBS đã bị tụt 2 bậc, xuống vị trí thứ 8, chỉ còn 3,73% thị phần, thay vì mức 5,23% trước đó. Trong khi đó, VCSC lại tăng 2 hạng so với quý trước, đứng ở vị trí thứ 6, với 5,14% thị phần.

giao dịch môi giới
Thị phần môi giới giao dịch trên sàn HOSE trong quý 4/2022.

Tính chung cả năm 2022, top 10 thị phần môi giới chứng khoán Việt Nam vẫn là những cái tên quen thuộc, chỉ có sự thay đổi về vị trí. Đó là VPS, SSI, VNDS, HSC, MAS, TCBS, VCSC, MBS, FPTS, KIS.

VPS tiếp tục dẫn đầu thị phần môi giới trên HOSE với 17,38% thị phần. Đây cũng năm thứ 2 liên tiếp, công ty này dẫn đầu thị phần trên HOSE. Trước đó, kể từ quý 1/2021, VPS đã vươn lên dẫn đầu thị phần tại HOSE và giữ vững vị trí này kể từ đó đến nay.

giao dịch môi giới
Thị phần môi giới giao dịch trên sàn HOSE năm 2022.

Còn trên sàn HNX (Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội), VPS vẫn giữ vị trí ngôi vương chiếm 21,16% thị phần giao dịch trong năm 2022. Vị trí thứ 2 và thứ 3 lần lượt là VNDS và SSI với thị phần giao dịch 10,00%, 6,89%.

môi giới giao dịch
Thị phần môi giới giao dịch trên sàn HNX năm 2022.

Có thể bạn quan tâm

Đảo Ó - Đồng Trường là điểm du lịch sinh thái nổi tiếng nằm giữa lòng hồ Trị An

Cường Thuận IDICO bị phạt gần 1,6 tỷ đồng, buộc dừng hoạt động Trung tâm Du lịch Đảo Ó – Đồng Trường

Trung tâm Du lịch Đảo Ó - Đồng Trường được Cường Thuận IDICO ký hợp đồng nhận chuyển nhượng tài sản trên đất từ Công ty Cổ phần Du lịch Đồng Nai năm 2017. Đến năm 2019, dù đã có quyết định thu hồi đất nhưng Cường Thuận IDICO vẫn tiếp tục đầu tư, khai thác…

HOSE lưu ý nhà đầu tư những quy định khi hệ thống KRX “go-live”

HOSE lưu ý nhà đầu tư những quy định khi hệ thống KRX “go-live”

Nhằm giúp cho nhà đầu tư nắm được các quy định về giao dịch chứng khoán dự kiến thay đổi khi áp dụng hệ thống công nghệ thông tin mới cho thị trường chứng khoán Việt Nam, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) đã công bố dự kiến những thay đổi về quy định giao dịch so với hiện tại...

Khối ngoại rút vốn, dòng tiền nội địa có đủ sức cân bằng thị trường?

Khối ngoại rút vốn, dòng tiền nội địa có đủ sức cân bằng thị trường?

Khối ngoại liên tục bán ròng trên thị trường chứng khoán Việt Nam, gây áp lực lên nhiều cổ phiếu lớn, dù dòng tiền nội địa vẫn giúp VN-Index duy trì sự ổn định. Các chuyên gia nhận định đây có thể là cơ hội tích lũy cổ phiếu tiềm năng nhưng nhà đầu tư cần thận trọng trước biến động thị trường...

Những "bom tấn" niêm yết 2025: Cái tên nào sáng giá nhất

Những "bom tấn" niêm yết 2025: Cái tên nào sáng giá nhất

Năm 2025 hứa hẹn là năm bùng nổ thu hút thêm dòng vốn lớn từ trong và ngoài nước của thị trường chứng khoán Việt Nam khi có hàng loạt doanh nghiệp lớn như Vinpearl, Masan Consumer, PV Oil,... chuẩn bị niêm yết, hoặc lên sàn HOSE, mở ra cơ hội đầu tư hấp dẫn...

Thế hệ doanh nhân F2 chọn cách tiếp nối di sản

Thế hệ doanh nhân F2 chọn cách tiếp nối di sản

Thế hệ F2 giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam đang dần bước ra ánh sáng, không chỉ thừa kế khối tài sản khổng lồ mà còn khẳng định bản lĩnh trong vai trò lãnh đạo doanh nghiệp và đang không ngừng nỗ lực viết tiếp câu chuyện của các đế chế kinh doanh gia đình...

Khối ngoại tiếp tục bán ròng, VN-Index vẫn giữ vững xu hướng tăng

Khối ngoại tiếp tục bán ròng, VN-Index vẫn giữ vững xu hướng tăng

Phiên giao dịch ngày 11/3 chứng kiến những diễn biến đầy kịch tính trên thị trường chứng khoán Việt Nam khi VN-Index bật tăng mạnh mẽ vào cuối phiên, khép lại với mức tăng 2,26 điểm (+0,17%) lên 1.332 điểm, bất chấp áp lực điều chỉnh từ thị trường tài chính quốc tế...