Vụ bê bối của Khaisilk: Đổ cho nhân viên khác gì bảo "lỗi thằng đánh máy"!

Nói về báo cáo của cơ quan quản lý thị trường tại cửa hàng của Khaisilk tại 113 Hàng Gai, đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc nhấn mạnh: "Chẳng khác gì câu chuyện cái gì cũng đổ cho thằng đánh máy. Ông
Vụ bê bối của Khaisilk: Đổ cho nhân viên khác gì bảo "lỗi thằng đánh máy"!

Trả lời báo chí về vụ bê bối của Tập đoàn Khaisilk, bên lề Quốc hội sáng nay (30/10), đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc cho biết: "Nghe tin tôi sốc vì từng có niềm tin vào một số thương hiệu, nhất là thương hiệu gắn với một số giá trị truyền thống dân tộc trong đó có Khaisilk”.

Ông đánh giá, Khaisilk là một doanh nghiệp lớn đã tạo dựng tên tuổi cho mình trong cả một giai đoạn dài như thế mà lại đổ vỡ về uy tín bằng những việc làm hết sức thấp hèn khi đánh tráo sản phẩm là vấn đề "không chấp nhận được”.

"Dù muốn giải thích thế nào, dù cho là đổ cho cấp dưới cũng không chấp nhận được. Nó không tương xứng với danh hiệu, thương hiệu. Chúng ta cần phải nhìn nhận theo tỉ lệ nghịch, tức là thương hiệu càng lớn thì lỗi lầm càng lớn và phải bị xử lý càng nặng”, ông nói.

Nói thêm về báo cáo của cơ quan quản lý thị trường tại cửa hàng của Khaisilk tại 113 Hàng Gai, ông Quốc nhấn mạnh: "Tôi biết câu chuyện đó rồi. Chẳng khác gì câu chuyện cái gì cũng đổ cho thằng đánh máy. Ông chủ là người phải chịu trách nhiệm cao nhất”.

Theo ông Quốc: “Chính ông chủ của Tập đoàn này là ông Hoàng Khải đã thừa nhận bán hàng “trà trộn" từ 30 năm nay. Nếu như điều tra kỹ thì các làng nghề mà xác định được họ không cung cấp thì lấy ở đâu ra. Sự gian dối có hệ thống rồi".

Theo đại biểu Dương Trung Quốc, thương hiệu của Khaisilk bị ảnh hưởng như ngày hôm nay trước hết là do những việc làm sai trong quá khứ của chính bản thân doanh nghiệp nhưng cũng phải dựa trên sự quản lý lỏng lẻo của cơ quan chức năng, người tiêu dùng.

"Chúng ta quá cả tin, còn bộ máy thì kém hiệu lực để cho đến ngày hôm nay mới phát hiện ra”, ông nói.

Ông Quốc cũng chỉ ra rằng, có lẽ sai lầm còn ở chỗ chúng ta nhận thức ở một tâm thế rất tự ti. Trong đó, việc đưa ra mục tiêu cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt có thể thích ứng ở thời kỳ nào đó nhưng cứ mãi mãi "tâm thế tự ti" như thế thì sẽ khiến chúng ta rơi vào "thảm trạng" như đã chứng kiến.

"Tôi thấy Thủ tướng phát biểu trong lần tiếp xúc doanh nghiệp gần đây nhất là phải thay đổi tâm thế là hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam, chứ không phải chỉ đi xuất khẩu. Như câu chuyện cá ba sa, lần đầu tiên giới thiệu trước công chúng trong nước trong khi chúng ta cứ loay hoay đi làm với thiên hạ nước ngoài còn chính thị trường của chúng ta thì chúng ta bỏ qua”, ông nói.

Ông cũng thông tin thêm rằng: “Tất cả các nước họ tự chinh phục chính thị trường của họ đã, ít nhất là về mặt đạo lý thì những gì tốt nhất cho chính đồng bào mình đã. Quan trọng hơn là một thị trường 100 triệu dân, thiên hạ còn đổ đến mà chúng ta chỉ hướng ngoại thôi? Trong nước thì hàng kém phẩm chất, hàng giả, hàng độc hại. Trong khi đó, đi ra ngoài có rào cản về mặt điều kiện của họ nên lại phải làm tốt".

"Chắc chắn Khaisilk không thể dung dưỡng những hành động đó nếu như anh xuất khẩu ra nước ngoài. Tôi cho là đến lúc này phải thúc đẩy chúng ta có suy nghĩ là hàng Việt Nam, doanh nhân Việt Nam, thương hiệu Việt Nam hãy chinh phục chính người Việt Nam, đừng lừa người Việt Nam mà không lừa nổi người nước ngoài”, ông nói.

Cuối cùng, ông một lần nữa kết luận: “Chúng ta quá dễ dãi, cả tin, cơ quan quản lý quá lỏng lẻo, hơn nữa tâm thế của chúng ta là ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Tâm thế này đến giờ là sai lầm rồi. Trong khi lừa người trong nước, anh có lừa nổi người nước ngoài đâu, làm không tốt thì không xuất khẩu được. Phải chinh phục người Việt Nam bằng chính sản phẩm của mình, người Việt Nam sẽ hưởng ứng, giám sát và tự hào về những điều đó. Đây họ có thèm chinh phục đâu, chỉ đi kêu gọi ưu tiên dùng hàng Việt Nam, chúng ta vì tấm lòng của mình mà mắc lừa”.

Theo Dân Trí

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…