"Vụ Vạn Thịnh Phát chỉ là bề nổi của tảng băng bị vỡ, tiền bị chiếm dụng có khả năng thất thoát nhiều nhất"

Theo đại biểu Quốc hội, vụ án Vạn Thịnh Phát có thể chỉ là bề nổi của tảng băng bị vỡ, vẫn còn những tảng băng khác chưa bị vỡ…

Đại biểu Phạm Văn Hoà (đoàn Đồng Tháp)
Đại biểu Phạm Văn Hoà (đoàn Đồng Tháp)

Sáng 21/11, đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) đã đề cập tới hàng loạt vụ án được dư luận quan tâm thời gian qua, trong đó có vụ án Vạn Thịnh Phát.

Cụ thể, các tội phạm đã thực hiện hành vi làm khống cả nghìn hồ sơ để chiếm dụng trên 1 triệu tỷ đồng của Ngân hàng SCB. Trong đó, có trên 500.000 tỷ đồng tiền gửi của người dân. Thậm chí, Trưởng đoàn thanh tra của Ngân hàng Nhà nước nhận hối lộ 5,2 triệu USD, tương đương 118 tỷ đồng.

“Đây là vụ nhận hối lộ bằng tiền mặt nhiều nhất từ trước đến nay, số lượng tiền bị chiếm dụng có khả năng thất thoát cũng nhiều nhất. Vụ này có thể chỉ là bề nổi của tảng băng bị vỡ, còn những tảng băng khác chưa bị vỡ”, đại biểu Hòa phát biểu.

Vị đại biểu tỉnh Đồng Tháp cho biết thêm, người dân đang rất trông chờ vào việc thu hồi tài sản là tiền của các bị can trong vụ án này.

Liên quan đến lĩnh vực ngân hàng, dư luận cũng đang đặt vấn đề việc có hay không sự bắt tay giữa một số ngân hàng với các công ty bảo hiểm, giao cho nhân viên ngân hàng tư vấn khách hàng sai sự thật nhằm mục đích chuyển từ tiền gửi sang mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm đầu tư. Hậu quả có cả nghìn người đã gửi đơn khiếu nại làm giảm lòng tin của người dân vào hệ thống ngân hàng và hoạt động bảo hiểm.

Đại biểu lo ngại trong năm tới, tình hình trật tự xã hội lại diễn biến phức tạp khó lường, gây tâm lý hoang mang lo lắng trong lòng nhân dân. Các vụ án tham nhũng lớn, đối tượng cầm đầu mặc dù được ngăn chặn kịp thời, nhưng vẫn còn “lọt lưới những con cá to trốn khỏi đất nước” chưa bắt giữ được, gây khó khăn cho công tác tố tụng. Bên cạnh đó, tài sản tham nhũng được thu hồi cao hơn cùng kỳ nhưng vẫn chưa đạt kỳ vọng.

Từ đó, đại biểu Phạm Văn Hoà mong muốn Chính phủ, các ngành chức năng có đánh giá thật kỹ, khách quan, cầu thị về những thực trạng trên, nhất là trong năm nay, số vụ việc, số người vi phạm tăng. Đồng thời, cần tìm nguyên nhân để có biện pháp khắc phục, lấy lại lòng tin với người dân, nhất là các vụ án nghiêm trọng và rất nghiêm trọng.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.