Vụ Vinafood 2: Một ngân hàng "tiếp tay" cho doanh nghiệp lập "dự án khống" vay hơn 17.000 tỷ đồng

Sau lần chuyển nhượng vốn góp lần thứ 4, Việt Hân Sài Gòn nhiều lần sử dụng Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 4 ô "đất vàng" Vinafood 2 làm tài sản bảo đảm cho 21 pháp nhân khác nhau vay được hơn 17.000 tỷ đồng bằng cách lập hồ sơ "dự án khống"...

Vụ Vinafood 2: Một ngân hàng "tiếp tay" cho doanh nghiệp lập "dự án khống" vay hơn 17.000 tỷ đồng

Như Thương gia đã đưa tin, ngày 27/10, Công an TP.HCM cho biết, cơ quan an ninh điều tra đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can liên quan tới vụ "đất vàng" của Vinafood 2 tại 33 Nguyễn Du và 34, 36, 42 Chu Mạnh Trinh, phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM.

HÔ BIẾN TÀI SẢN NHÀ NƯỚC THÀNH TƯ NHÂN

Theo báo cáo kết luận số 2099/BC-TTCP của Thanh tra Chính phủ gửi Thủ tướng Chính phủ về sai phạm tại Dự án bất động sản tại số 33 Nguyễn Du và 34, 36, 42 Chu Mạnh Trinh, phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM cho biết, 4 ô nhà đất này được Nhà nước giao cho Tổng Công ty Lương thực Miền Nam (Vinafood 2) sử dụng. Nhưng Vinafood 2 đã xin chuyển mục đích sử dụng đất làm dự án xây dựng cao ốc văn phòng và nhà ở cao tầng để bán và cho thuê.

Để thực hiện dự án, vào ngày 12/11/2015, Vinafood 2 liên doanh với Công ty TNHH Thương mại - quảng cáo - xây dựng - địa ốc Việt Hân (Công ty Việt Hân) thành lập nên Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Xây dựng Việt Hân Sài Gòn (Việt Hân Sài Gòn) để thực hiện.

Sau đó, dù chưa được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nhưng Vinafood vẫn bán hết phần vốn góp của Tổng Công ty tại Việt Hân Sài Gòn cho Công ty Việt Hân.

Theo kết luận của thanh tra, hành vi của Vinafood phối hợp với Công ty Việt Hân để thực hiện chuyển hoá tài sản của nhà nước sang Việt Hân Sài Gòn là trái quy định pháp luật được quy định tại Điều 31 Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước năm 2014 và trái với Điều 29 và Điều 38, Nghị định 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2013.

Từ đây, Việt Hân Sài Gòn đã liên tục được mua bán, chuyển nhượng vốn góp thêm 3 lần nữa. Tới lần thứ 4, Công ty Việt Hân và Công ty Cổ phần Bất động sản Mùa Đông (doanh nghiệp sau này mua lại cổ phần của Việt Hân Sài Gòn) thực hiện chuyển nhượng toàn bộ 100% vốn góp 800 tỷ đồng là vốn điều lệ ghi trong giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh cho 2 pháp nhân mới. Với giá trị chuyển nhượng ghi trong Hợp đồng là 2.250 tỷ đồng.

Ngày 24/1/2017, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM cấp giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh thay đổi lần thứ 5, vẫn giữ tên cũ là Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Xây dựng Việt Hân Sài Gòn và giữ nguyên vốn điều lệ là 800 tỷ đồng. Trong đó, Công ty Cổ phần Saigon Dimension nắm giữ 60% vốn góp, Công ty Đầu tư BOB nắm giữ 40% vốn góp.

Từ đây, bằng mánh khoé của mình, Việt Hân Sài Gòn đã sử dụng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của 4 cơ sở nhà, đất trên lập nhiều hồ sơ vay bằng “dự án đầu tư khống” để thế chấp đảm bảo cho nhiều khoản vay vốn trực tiếp tại một số ngân hàng thương mại hoặc đảm bảo nghĩa vụ trả nợ cùng một lúc cho các pháp nhân khác thực hiện các dự án khác, để vay vốn và giải ngân trái pháp luật.

CHIÊU THỨC VAY ĐƯỢC TIỀN TỪ "DỰ ÁN KHỐNG"

Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Xây dựng Việt Hân Sài Gòn lợi dụng Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số BB971073 kèm chứng thư xác định giá trị tài sản đảm bảo là hơn 7.251 tỷ đồng, phối hợp với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) và các cơ quan Công chứng để thực hiện ký cùng thời điểm 7 hợp đồng thế chấp.

Điều đáng nói, các hợp đồng này đều có cùng nội dung như nhau, có cùng giá trị tài sản bảo đảm là hơn 7.251 tỷ đồng để bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ cùng một lúc cho 7 công ty khác nhau là 6.306 tỷ đồng.

Báo cáo kết luận của Thanh tra Chính phủ ghi rõ, hình thức là lập hồ sơ dự án đầu tư khống (thực tế không có tồn tại dự án này, không có thủ tục xin lập dự án, không có phê duyệt dự án của các cơ quan có thẩm quyền) đối với 4 cơ sở nhà đất tại số 33 Nguyễn Du và 34, 36, 42 Chu Mạnh Trinh, phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM. Dự án được lấy tên là The Goldmark Premium Tower.

Mục đích để các công ty này ký hợp đồng tín dụng vay ngắn hạn với một trong các chi nhánh ngân hàng của Ngân hàng SCB, có mục đích sử dụng vốn vay là "Bổ sung vốn để thực hiện thi công dự án The Goldmark Premium Tower giai đoạn 1 tại địa chỉ của 4 cơ sở đất trên.

"Phương thức và cách làm này được lặp đi lặp lại nhiều lần như nhau và số tiền vay lần sau lớn hơn lần trước", văn bản ghi.

Cụ thể, Công ty Việt Hân Sài Gòn đã có 3 lần giao dịch với ngân hàng SCB để thực hiện vay hơn 17.000 tỷ đồng cho "dự án khống".

Lần thứ 1, bà Trương Thị Cẩm Giang, giữ chức vụ Chủ tịch HĐTV, đại diện pháp luật của Việt Hân Sài Gòn ký hợp đồng thế chấp tài sản với ngân hàng SCB - chi nhánh Phạm Ngọc Thạch bằng giấy Chứng nhận Quyền sử dụng đất số BB971073 của 4 cơ sở nhà đất trên để bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ cho 9 hồ sơ khách hàng thực hiện thi công "dự án khống".

Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất này có tổng giá trị tài sản đảm bảo theo Chứng thư thẩm định giá lần 1 số 117001/CT-BTCVALUE do Công ty Cổ phần thẩm định giá BTVALUE lập ngày 3/2/2017 xác định tổng giá trị của 4 cơ sở nhà đất này thuộc Dự án The Goldmark Premium Tower (dự án khống) là hơn 7.251 tỷ đồng.

Điều đáng nói, hai bên có thực hiện công chứng các hợp đồng thế chấp, nhưng Văn phòng Đăng ký đất đai TP.HCM không thực hiện đăng ký giao dịch đảm bảo.

Vinafood 2 ....jpeg
Từ đất thuộc sở hữu của Nhà nước, Vinafood 2 đã bắt tay Công ty Việt Hân biến thành tài sản tư nhân

Sau đó, chi nhánh ngân hàng này đã thực hiện giải ngân số tiền hơn 5.800 tỷ đồng từ ngày 6/2/2017 đến 30/2/2017 cho 9 công ty trên. Đến tháng 8/2017, Công ty Việt Hân Sài Gòn đã trả hết nợ gốc và lãi 7 hợp đồng và tháng 4/2018 trả hết nợ gốc và lãi 2 hợp đồng.

9 công ty được vay có tên lần lượt là: công ty Cổ phần Three Dimension, Công ty Cổ phần Global Fortune, Công ty Cổ phần Four Square, Công ty Cổ phần Union Trend, Công ty Cổ phần Diamond Point, Công ty Cổ phần Gold Store, Công ty Cổ phần Million Grand, Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại và Dịch vụ Hà An, Công ty Cổ phần Đầu tư Big Era. Với tỷ lệ cho vay của cả 9 công ty này lên tới 80%.

Lần thứ 2, cũng vẫn bằng cách thức này, bà Giang tiếp tục ký hợp đồng thế chấp với ngân hàng SCB - Chi nhánh Củ Chi để bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ cho 7 hồ sơ khách hàng, cùng với mục đích sử dụng vay vốn như lần trước.

Tuy nhiên, chi nhánh ngân hàng SCB đã thực hiện giải ngân nhiều lần như lần thứ nhất, mà giải ngân hơn 5.300 tỷ đồng chỉ trong cùng một ngày 17/8/2017. Và cũng chỉ 1 năm sau, Việt Hân Sài Gòn đã trả hết nợ gốc và lãi hợp đồng.

7 doanh nghiệp này có tên lần lượt là: Công ty Cổ phần Đầu tư Gimpo, Công ty Cổ phần Đầu tư Masa, Công ty Cổ phần Sài Gòn Kaida, Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Du lịch Hoàng Luân, Công ty Cổ phần Giant Realty, Công ty Cổ phần Galaxy Dragon, Công ty Cổ phần Rich Power.

Lần thứ 3, ngân hàng SCB tiếp tục giải ngân 6.308 tỷ đồng cho 7 khách hàng của Việt Hân Sài Gòn. 7 doanh nghiệp đó bao gồm: Công ty Cổ phần Bạch Minh Long, Công ty Cổ phần Supreme Power, Công ty Cổ phần Đầu tư Thuận Nha, Công ty Cổ phần Đầu tư Khai Gia, Công ty Cổ phần Clover Park, Công ty Cổ phần Thanh Man, Công ty Cổ phần Đầu tư Song Phú.

Giống lần vay vốn thứ 2, ngân hàng SCB - Chi nhánh Phạm Ngọc Thạch cũng giải ngân số tiền lớn này trong cùng 1 ngày 29/8/2018. Với tỷ lệ cho vay là 87%.

Báo cáo kết luận của Thanh tra Chính phủ nhận định ngân hàng SCB đã vi phạm các quy định của Luật Các tổ chức tín dụng, Quy chế cho vay của Tổ chức tín dụng đối với khách hàng của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Chính sách tín dụng, Quy trình lõi cấp tín dụng, Quy chế phán quyết cấp tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần.

Cần nhấn mạnh thêm là, sau khi có đoàn kiểm tra liên ngành đến kiểm tra, đến tháng 4/2019 thì 7 doanh nghiệp vay vốn nêu trên đã chủ động đề nghị dùng tài sản khác để thay thế cho tài sản bảo đảm này.

Bao gồm, giá trị bất động sản của dự án Khu dân cư Lô 9A2 – Khu 9A + B, Khu chức năng số 9 Đô thị mới Nam thành phố thuộc xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TP. HCM do Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Bất động sản Việt Liên Á (Việt Liên Á) sở hữu.

Xem thêm

Thêm nghề, đổi tướng, Vinafood 2 liệu có đổi vận?

Thêm nghề, đổi tướng, Vinafood 2 liệu có đổi vận?

Trong bối cảnh tình hình kinh doanh liên tục thua lỗ, Tổng công ty Lương thực miền Nam đã bầu ông Võ Thanh Hà, sếp cũ Sabeco lên làm Chủ tịch HĐQT và bổ sung thêm nghề kinh doanh bất động sản. Liệu rằng, với những thay đổi này, Vinafood 2 có đổi vận?

Có thể bạn quan tâm

Vinpearl lọt top 3 thương hiệu mạnh nhất Đông Nam Á

Vinpearl lọt top 3 thương hiệu mạnh nhất Đông Nam Á

Với sự nỗ lực không ngừng, Vinpearl đã đạt được một cột mốc đáng ghi nhớ khi lọt top 3 thương hiệu mạnh nhất Đông Nam Á. Thành công này là kết quả của quá trình đầu tư mạnh mẽ vào chất lượng dịch vụ, không ngừng đổi mới và mở rộng quy mô.

Thủ tướng Phạm Minh Chính trao biểu trưng Thương hiệu quốc gia cho đại diện VNPT VinaPhone

VinaPhone 5G và MyTV được công nhận là Thương hiệu quốc gia

VinaPhone 5G và MyTV vừa vinh dự được công nhận là Thương hiệu Quốc gia, đây là kết quả xứng đáng cho những nỗ lực không ngừng nghỉ của VNPT trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ và khẳng định vị thế hàng đầu trên thị trường...

AkzoNobel ra mắt sơn ngoại thất siêu cao cấp dành cho các biệt thự

AkzoNobel ra mắt sơn ngoại thất siêu cao cấp dành cho các biệt thự

AkzoNobel vừa chính thức giới thiệu đến người tiêu dùng dòng sơn ngoại thất Dulux Weathershield Royal Shine với tính năng tự làm sạch độc đáo. Đây là dòng sơn sở hữu công nghệ Hybrid Mineral tiên tiến, mang đến giải pháp bảo vệ vượt trội lên tới 12 năm dành cho phân khúc dinh thự cao cấp.

ROX Group xuất sắc nhận “cú đúp” giải thưởng tại APEA 2024

ROX Group xuất sắc nhận “cú đúp” giải thưởng tại APEA 2024

Chiến lược tái định vị thương hiệu ấn tượng cùng nỗ lực khẳng định vị thế trong nước và quốc tế đã giúp ROX Group ghi tên mình vào bảng vàng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” và “Thương hiệu truyền cảm hứng” của Asia Pacific Enterprise Awards (APEA) 2024...

Tetra Pak kỷ niệm 30 năm thành lập

Tetra Pak kỷ niệm 30 năm thành lập Tetra Pak Việt Nam

Với sứ mệnh "Bảo vệ chất lượng tốt: Thực phẩm, con người và hành tinh", Tetra Pak luôn hướng tới một tương lai bền vững, cung cấp thực phẩm an toàn và chất lượng, thúc đẩy hợp tác trong ngành, và dẫn dắt chuyển đổi bền vững mang lại lợi ích lợi tốt đẹp cho cộng đồng và môi trường.