‘Vua tôm’ Lê Văn Quang nói gì về việc Minh Phú quay lại sàn ?

Dù không muốn, nhưng vì vướng cơ chế, Minh Phú và Chủ tịch Lê Văn Quang miễn cưỡng quay lại sàn.
‘Vua tôm’ Lê Văn Quang nói gì về việc Minh Phú quay lại sàn ?

Công ty cổ phần Tập đoàn thủy sản Minh Phú và cụ thể là Chủ tịch Lê Văn Quang đã nhận khá nhiều điều tiếng không tốt khi có thông tin họ chính thức quay trở lại sàn chứng khoán sau 2 năm vắng bóng. Lý luận chủ yếu là: Những tưởng trong 2 năm rời sàn, họ sẽ tái cơ cấu, thêm vốn để trở lại hoành tráng hơn; chứ không phải như bây giờ: vẫn chẳng khác gì cách đây 2 năm.

Tuy nhiên, theo trao đổi cùng Nhà Quản Lý, ông Lê Văn Quang chia sẻ: Thật ra, trong 2 năm qua, ông vẫn chưa thực sự bắt tay vào việc bán cổ phiếu, tìm đối tác hay kêu gọi thêm vốn; như ý định ban đầu lúc rời sàn. Ông vẫn đang đợi “gió đông”, tức là lúc thị trường thủy sản thế giới hồi phục như năm 2014. Thế nên, ông cũng chẳng muốn để Minh Phú “tái đấu” ở UpCoM, nhưng chẳng còn cách nào khác, vì vướng cơ chế.

Theo pháp luật Việt Nam, các công ty đại chúng, tức là có vốn trên 10 tỉ đồng và có trên 100 cổ đông. Họ sẽ được/bị “lui quân” khi không còn là công ty đại chúng nữa, tức phải thỏa mãn 1 trong 2 điều kiện: hoặc thoái vốn xuống dưới 10 tỉ đồng hoặc mua lại cổ phiếu nhỏ lẻ, giảm số lượng cổ đông xuống dưới 100. Lẽ dĩ nhiên, Minh Phú đã chọn cách hai.

Mới đầu, ông Quang cũng nghĩ việc đó không khó. Ông sẵn sàng bỏ ra giá cao để mua những cổ phiếu nhỏ lẻ đang trôi nổi trên thị trường. Nhưng, tới khi bắt tay vào làm rồi, vị Chủ tịch này mới biết đó là nhiệm vụ “bất khả thi”.

“Chúng tôi đã tốn kha khá tiền để thuê các công ty chứng khoán gom hết các cổ phiếu từ các cổ đông nhỏ lẻ, nhưng không được. Hiện tại, Minh Phú có gần 1000 cổ đông, rất nhiều người trong số đó chỉ nắm vài chục cổ phiếu qua các đợt thưởng. Vì thế, có người thậm chí đã quên mất mình sở hữu chúng. Rồi họ thay đổi số điện thoại, địa chỉ mà không báo với Sở giao dịch chứng khoán“, ông Quang kể. Trong 2 năm qua, đây là chuyện mà khiến ông cảm thấy bất lực nhất.

Đã không thể thay đổi được hiện thực, Minh Phú đành “nhận mệnh” quay lại sàn, nếu không sẽ phải nhận các hình phạt của Ủy ban chứng khoán nhà nước. Vì thế, Minh Phú sẽ không có bất cứ động thái đặc biệt nào trong lần cổ phiếu của họ (MPC) xuất hiện trở lại.

Trong báo cáo quý 2 năm 2017, Minh Phú cho thấy kinh doanh của họ đang dần khởi sắc. Song, ông Quang vẫn cho rằng, năm nay vẫn chưa là thời điểm tốt để công ty tiến hành gọi cổ đông chiến lược, bán cổ phần hay phát hành cổ phiếu… mặc dù đang có rất nhiều nhà đầu tư tốt đánh tiếng.

Có thể ông sẽ làm tất cả điều đó vào năm 2018 hoặc năm nào đó mà Minh Phú lãi như thời hoàng kim 2014, khi họ dám tuyên bố: “Lời bao nhiêu là tùy thuộc Minh Phú muốn“.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, tập đoàn đạt 6.342 tỷ đồng doanh thu thuần, 160 tỷ đồng lãi sau thuế; tăng lần lượt 34% và 742% cùng kỳ. Minh Phú hoàn thành được 40% kế hoạch doanh thu và 19% lợi nhuận năm. Họ đặt mục tiêu doanh thu thuần hợp nhất năm 2017 là 15.781 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hợp nhất là 841 tỷ đồng, gấp 10 lần so với năm 2016. Ông Quang vẫn tự tin Minh Phú sẽ hoàn thành kế hoạch đề ra trong năm nay, dù năm tài khóa chỉ còn chưa tới một nửa.

Việc ông Quang luôn bị “ám ảnh” chuyện Minh Phú sẽ bị thiệt khi “bán mình” ở thời điểm chẳng phải đẹp đẽ nhất chẳng có gì khó hiểu. Công ty là toàn bộ mồ hôi nước mắt, không chỉ của mỗi bản thân ông mà còn của gia đình và họ hàng. Theo ông Quang, là công ty đầu ngành tôm của thế giới, Minh Phú xứng đáng được giới đầu tư ở Việt Nam trọng vọng hơn quá khứ và hiện tại.

Theo Sa Mộc/ Manager

>> "Vua tôm" Minh Phú quay trở lại sàn UpCoM

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...