WB: Kinh tế Việt Nam chuyển biến tích cực với triển vọng ổn định

Chiều 13/7, tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam Công bố Báo cáo điểm lại cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam.
WB: Kinh tế Việt Nam chuyển biến tích cực với triển vọng ổn định

Phát biểu tại buổi công bố, ông Sebastian Eckardt, Chuyên gia kinh tế trưởng, Quyền Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, cho rằng nền kinh tế Việt Nam vẫn đang thể hiện “sức dẻo dai” nhờ ưu thế của các yếu tố căn bản đảm bảo tăng trưởng của đất nước, bao gồm sức cầu trong nước và ngành sản xuất chế tạo chế biến.

Đà tăng trưởng vẫn được duy trì là yếu tố thuận lợi để Việt Nam xử lý những trở ngại có tính chất cơ cấu cho tăng trưởng trong trung hạn, đồng thời tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô và tạo lập những khoảng đệm chính sách.

"Báo cáo lần này ghi nhận, kinh tế Việt Nam đã có chuyển biến tích cực, dần lấy lại đà tăng trưởng trong nửa đầu năm 2017, đồng thời khuyến nghị những lựa chọn chính sách nhằm củng cố khả năng ứng phó về kinh tế vĩ mô và xử lý những trở ngại tăng trưởng có tính chất cơ cấu.

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu vững nhịp khôi phục từ cuối năm 2016, tăng trưởng GDP của Việt Nam ước đạt 5,7% trong nửa đầu năm 2017, đồng thời chỉ số giá tiêu dùng ở mức thấp và lạm phát cơ bản duy trì dưới 2%.

Báo cáo ghi nhận cân đối tài khoản vãng lai của Việt Nam sau khi đạt thặng dư lớn trong năm 2016 đã giảm dần trong những tháng đầu năm 2017 do tăng trưởng nhập khẩu nhanh hơn xuất khẩu. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa vẫn tương đối ổn định, nhưng tỷ giá thực tiếp tục tăng. Tỷ giá thực tăng nhờ khu vực doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có thặng dư kinh tế đối ngoại lớn, nhưng điều đó lại có thể là mối quan ngại cho các doanh nghiệp tư nhân trong nước của Việt Nam, vẫn đang phải tiếp tục đối mặt với những thách thức lớn về năng lực cạnh tranh.

Triển vọng kinh tế trung hạn của Việt Nam vẫn được đánh giá là tích cực. GDP dự báo sẽ tăng nhẹ ở mức 6,3% trong năm 2017, nhờ sức cầu trong nước, sản xuất nông nghiệp được phục hồi và ngành chế tạo chế biến định hướng xuất khẩu tiếp tục cải thiện nhờ sức cầu bên ngoài trên đà khôi phục. Áp lực lạm phát ở mức vừa phải trong đó lạm phát cơ bản ổn định nhờ giá lương thực, thực phẩm và năng lượng dự báo vẫn ở mức thấp, các điều chỉnh giá, các dịch vụ do nhà nước quản lý được phối hợp hợp lý hơn. Trong trung hạn, tốc độ tăng trưởng dự kiến được cải thiện lên mức 6,4% trong các năm 2018-2019, cùng với ổn định chung về kinh tế vĩ mô.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...